Lo lắng bất an và giận dữ là những cảm xúc thường nhật trong cuộc sống. Tuy nhiên sẽ như thế nào nếu các cảm xúc đó cứ xâm chiếm mãi khiến bạn không thể bình tĩnh tinh thần trở lại? Thường thì nói dễ hơn làm. Dưới đây là một số mẹo để bạn tham khảo.
Đây là một trong những cách thức mang lại hiệu quả tức thời mỗi khi bạn gặp sự lo lắng hay giận dữ bất chợt.
Bình thường khi giận cữ hay lo lắng bạn sẽ thường có xu hướng thở nhanh và thở nông. Đây là cơ chế phản vệ “chiến đấu hoặc bỏ chạy” tự nhiên của cơ thể trước các tình huống nguy hiểm. Do đó, việc hít sâu và thở dài góp phần phá vỡ cơ chế phòng vệ này và giúp bạn bình tĩnh trở lại.
Hãy cho phép mình được thừa nhận những cảm xúc này. Khi bạn gọi đúng tên của cảm xúc và cho phép bản thân thể hiện các cảm xúc tiêu cực này thì tự thân chúng sẽ giảm bớt đi rất nhiều.
Một trong các phản ứng thường thấy khi giận dữ là bạn thường thêu dệt thêm những suy nghĩ, phán đoán rất phi lý hoặc cực đoan. Những suy nghĩ này thường làm trầm trọng hơn vấn đề, như vòng xoáy lại cuốn bạn vào sâu hơn trong cảm xúc giận dữ hay lo lắng.
Hãy cố gắng kềm chế và tự vấn bản thân để qua đó điều chỉnh các suy nghĩ phi lý này, để qua đó giúp chính mình trấn tĩnh hơn.
Bạn hãy chạy bộ, chơi thể thao hoặc đơn giản là đi bộ đâu đó ra ngoài để xả bớt các cảm xúc này. Một số hoạt động thể chất sẽ giúp giải phóng serotonin giúp bạn nhanh hạ hỏa.
Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh một số hoạt động như đấm vào tường hoặc la hét có thể gây tác dụng ngược làm kích thích thêm cơn giận trở nên dữ dội hơn.
Đôi khi nếu không giải quyết được, hãy chủ động rời khỏi tình huống khó chịu đang có, nhìn sang hướng khác, bước sang phòng khác hoặc đi ra ngoài, thay đổi không khí và bối cảnh.
Nếu cơ thể bạn căng thẳng, hãy ngồi thẳng dậy, hít một hơi thật sâu và thả lỏng vai. Để làm được điều này, bạn có thể tập trung vào việc đưa hai bả vai lại gần nhau rồi hạ xuống. Hít một vài hơi thở sâu. Bạn có thể làm điều này nhiều lần trong ngày.
Nhiệt độ phòng nóng bức hoặc không khí tù túng có thể kích hoạt cơn giận dữ. Hãy ra ngoài hít khí trời và giải tỏa nhiệt lượng càng sớm càng tốt. Không những khí trời giúp bạn bình tĩnh mà chính sự thay đổi cảnh quan cũng giúp bạn nhanh chóng giảm căng thẳng.
Đây cũng là một điều rất quan trọng. Cơn đói bụng hay khát khô cuống họng có thể làm bạn nhanh chóng phát hỏa. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự kết hợp giữa “hungry” (đói bụng) và angry (giận dữ) trở thành “hangry” một sự cộng gộp các cảm xúc giận dữ, tiêu cực và tồi tệ.
Bạn không cần phải ăn hay uống quá nhiều. Chỉ cần ăn nhẹ một chút gì đó và uống một ít nước trà, mật ong… là đã có thể vượt qua được cơn giận dữ và căng thẳng.
Nhai một miếng kẹo cao su có thể giúp giảm lo lắng và thậm chí tăng cường tâm trạng và năng suất. Một số nghiên cứu cho thấy những người nhai kẹo cao su thường xuyên thường ít bị căng thẳng hơn những người khác
Khi quá căng thẳng hãy bật bản nhạc yêu thích của bạn. Nghe nhạc có thể có tác dụng làm dịu cơ thể và tâm trí của bạn. Bên cạnh đó, đong đưa, di chuyển hay thậm chí nhảy theo bản nhạc mình yêu thích cũng là cách giảm lo lắng và muộn phiền nhanh chóng.
Đôi khi tiếng cười thực sự là liều thuốc tốt nhất. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiếng cười mang lại lợi ích trị liệu và có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và chất lượng cuộc sống. Thực hiện tìm kiếm nhanh trên internet để tìm các video hài hước, truyện ngắn, sách vở… sẽ giúp cải thiện tâm trạng ngay lập tức.
Tâm sự với một người bạn đáng tin cậy, thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp có thể mang lại điều kỳ diệu. Việc trao đổi thông tin có thể giúp bạn bộc lộ hết tâm tư và giúp bạn cảm thấy được lắng nghe. Sẽ vô cùng hiệu quả nếu bạn tâm sự cùng một người bạn hài hước, nụ cười có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng.
Dành thời gian tương tác với thú cưng của bạn có thể làm giảm mức độ hormone căng thẳng cortisol và hạ huyết áp. Thời gian chăm sóc thú cưng cũng có thể giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn hơn và cải thiện tâm trạng chung.
Nguồn: How to Calm Down: 22 Things to Do When You’re Anxious or Angry (healthline.com)