Lái xe trong tình trạng buồn ngủ rã rời có thể nguy hiểm không kém gì vừa lái vừa…say rượu. Nghiên cứu cho thấy, việc thiếu ngủ trong 24 giờ gần tương đương với nồng độ cồn trong máu (Blood Alcohol Content - BAC) là 0,1%, dẫn đến suy giảm tinh thần.
Sự suy giảm này khiến tài xế mệt mỏi, buồn ngủ thường phản ứng chậm và đưa ra quyết định sai lầm. Từ đó đặt mình và cả người đi đường vào tình trạng nguy hiểm.
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy việc lái xe trong trạng thái thiếu ngủ/buồn ngủ làm giảm một số chức năng cơ thể:
Trong các cuộc thăm dò do Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (Mỹ) thực hiện năm 2023, khoảng 60% tài xế thừa nhận cảm thấy buồn ngủ khi lái xe, khoảng 40% thừa nhận đã từng ngủ gục. Còn theo theo Hội đồng An toàn quốc gia Mỹ, khoảng 13% tài xế thừa nhận tình trạng ngủ gật sau tay lái ít nhất mỗi lần 1 tháng và 4% đã gây tai nạn. Trong đó, các khung giờ dễ ngủ gật nhất là từ 2h - 6h sáng và từ 14h - 16h chiều. Cường độ làm việc quá cao dẫn đến tài xế không có thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc là nguyên nhân chính.
Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA) tiến hành nghiên cứu về hành vi của người lái xe và an toàn giao thông với kết quả là việc buồn ngủ khi lái xe là nguyên nhân gây ra ít nhất 100.000 vụ tai nạn ô tô mỗi năm, chiếm khoảng một trong 6 căn nguyên tai nạn nghiêm trọng. Những vụ va chạm này làm trung bình 40.000 người bị thương và khiến hơn 1.500 người thiệt mạng.
NHTSA cho rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn vì nhiều vụ tai nạn không được ghi nhận chính xác về nguyên nhân. Điều này là do khó có thể biết chắc chắn khi nào ai đó quá mệt để lái xe. Lái xe buồn ngủ khó xác định hơn nhiều so với lái xe khi say rượu. Một bài kiểm tra hơi thở đơn giản sẽ cho thấy ai đó có uống quá nhiều rượu hay không. Không có bài kiểm tra nào cho thấy rõ ràng khi nào ai đó quá buồn ngủ.
Dựa trên điều này, các nghiên cứu khác tính toán rằng việc lái xe buồn ngủ gây ra tới 6.000 vụ tai nạn chết người mỗi năm. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng khoảng 21% số vụ tai nạn ô tô gây tử vong liên quan đến việc một người lái xe trong trạng thái buồn ngủ.
Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Công an năm 2023, toàn quốc xảy ra 21.880 vụ tai nạn giao thông đường bộ, phân tích nguyên nhân gây tai nạn cho thấy có 0,33% do mệt mỏi, ngủ gật (khoảng 72 vụ).
Nhiều yếu tố khiến tài xế buồn ngủ khi lái xe:
Thời điểm ‘vàng’ của cơn buồn ngủ. Tai nạn ô tô do lái xe buồn ngủ xảy ra thường xuyên nhất trong khoảng thời gian từ nửa đêm (2h - 6h sáng) và giữa buổi chiều ( 14h - 16h). Đây là hai thời điểm ‘vàng’ khiến cơn buồn ngủ lên đến đỉnh điểm.
Nam tài xế trẻ: cơn buồn ngủ của một người có thể là hậu quả của lối sống hoặc lựa chọn hành vi. Những tài xế dễ ngủ gật khi lái xe thường là nam thanh niên. Đây là nhóm có lối sinh hoạt dễ dẫn đến nguy cơ: thức khuya, làm việc nhiều giờ và uống rượu.
Công nhân làm ca, doanh nhân: Những người làm việc ca đêm (khi cơ thể muốn ngủ) thường phải cố gắng ngủ bù vào ban ngày (khi cơ thể muốn tỉnh táo). Điều này khiến đồng hồ sinh học rơi vào tình trạng nhầm lẫn, đi ngược lại nhu cầu ngủ - thức tự nhiên. Cộng thêm sự mệt mỏi khi vừa lao động nặng dễ dẫn đến buồn ngủ và gây tai nạn khi lái xe.
Những doanh nhân bận rộn, người di chuyển qua nhiều múi giờ (jet lag) luôn khó ngủ khi đến địa điểm mới. Nhóm người này dễ bị thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém dẫn đến thiếu tỉnh táo khi cần lái xe vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Những tài xế thường xuyên không ngủ đủ giấc: Áp lực về thời gian giao hàng, thời gian cập bến và cường độ làm việc căng thẳng, sinh hoạt thất thường khiến nhiều tài xế (nhất là tài xế xe tải đường dài) thường xuyên thiếu ngủ. Khoản nợ giấc ngủ này ngày càng lớn theo thời gian khiến họ buồn ngủ trầm trọng và việc ảnh hưởng đến khả năng lái xe tốt là điều không tránh khỏi.
Những tài xế đã lái xe liên tục trong thời gian dài: Đây là tình trạng thiếu ngủ cấp tính do lái xe liên tục nhiều giờ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người lái xe thức hơn 15 giờ có nhiều khả năng gây ra va chạm hơn do bị giảm khả năng chú ý và phản xạ. Điều này tương tự như học sinh thức cả đêm để ôn thi, bác sĩ trực nhiều ca liên tiếp v.v.
Những tài xế bị rối loạn giấc ngủ không được điều trị: Rối loạn giấc ngủ không được điều trị (hoặc không được phát hiện kịp thời) có thể khiến tài xế không ngủ đủ giấc và gây ra tình trạng mệt mỏi cao độ vào ban ngày. Các rối loạn giấc ngủ phổ biến là: ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) và chứng ngủ rũ. Theo thống kê, tại Mỹ có hơn 12 triệu người mắc OSA và làm gia tăng nhanh về tỷ lệ va chạm do lái xe khi buồn ngủ.
Những người thường xuyên sử dụng thuốc hoặc sử dụng không đúng cách: Mặc dù nhiều loại thuốc có tác dụng phụ là gây buồn ngủ và được cảnh báo rõ nhưng nhiều người vì nhu cầu vẫn bất chấp mà sử dụng. Ví dụ: Thuốc ngủ, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, an thần, điều trị huyết áp cao, trị cảm lạnh hoặc ho, thuốc kháng histamine (dùng cho dị ứng), thuốc giãn cơ.
Những tài xế đã uống rượu: Chỉ riêng việc uống rượu cũng có thể đủ gây ra tai nạn giao thông vì rượu dễ gây cảm giác buồn ngủ. Khi rượu kết hợp với tình trạng buồn ngủ, mối nguy hiểm sẽ tăng lên gấp bội vì làm giảm đáng kể sự tỉnh táo về tinh thần lẫn thể chất.
Một thí nghiệm tại Mỹ đã cho những người tham gia uống một lượng rượu nhẹ trong giới hạn cho phép và được đưa vào một thiết bị mô phỏng lái xe. Kết quả cho thấy những người chỉ ngủ 4 tiếng mắc nhiều lỗi hơn những người ngủ 8 tiếng.
Nghiên cứu cũng cho thấy ngay cả người được nghỉ ngơi đầy đủ nhưng uống thêm 1 ly bia, thì khả năng sai sót trong khi lái xe cũng ở mức tương tự như một người ngủ 4 tiếng và uống đến 6 ly.
Nguồn tham khảo
Drowsy Driving - Sleep Disorders | UCLA Health
Drowsy Driving: Dangers and How To Avoid It | Sleep Foundation
How to Stay Awake While Driving: Tips, Dangers, Other Options (healthline.com)
Liên tiếp xảy ra tai nạn do lái xe mệt mỏi, ngủ gật, ngăn cách nào? (baogiaothong.vn)