Trên toàn thế giới, chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ tác động đến khoảng 1 tỷ người trưởng thành nhưng ít ai biết do nó xảy ra trong lúc ngủ và phải mất rất nhiều thời gian để người mắc phải nhận ra và chữa trị.
Bài cùng thể loại

Xem thêmNgưng thở khi ngủ và các bệnh đồng mắc

Hội chứng ngưng thở do tắc nghẽn khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA) là một dạng rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ (Sleep-related breathing disorder), xảy ra khi đường thở bị tắc nghẽn và lặp đi lặp lại trong khi ngủ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Tắc nghẽn đường thở ở đây bao gồm giảm thở hoặc ngưng thở khi ngủ. Nếu như lượng không khí bị giảm ít nhất 30% trong 10 giây thì được coi là giảm thở. Nếu lượng không khí bị giảm đến 90% trong 10 giây thì có thể được coi là ngừng thở. Một người có thể được xem là mắc chứng OSA khi hiện tượng ngưng thở và giảm thở xảy ra bằng hoặc nhiều hơn 5 lần trong một giờ.

Ngoài OSA là phổ biến nhất, có ba loại rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ khác bao gồm: Ngưng thở khi ngủ trung ương, rối loạn giảm thông khí liên quan đến giấc ngủ và rối loạn thiếu oxy khi ngủ.

Cơ chế của chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ

Khi một người mắc chứng OSA rơi vào giấc ngủ là lúc đường thở của họ bị hẹp lại, biểu hiện bằng nhịp thở bất thường khi ngủ, ngừng thở hoặc giảm thở trong thời gian khoảng dưới 10 giây. OSA làm giảm O2 và tăng CO2 trong máu dẫn đến gián đọan giấc ngủ bình thường của người mắc phải.

Nguyên nhân gây ra chứng OSA bắt nguồn từ việc các cơ bao quanh cổ họng được “thư giãn” khi ngủ. Có thể hiểu nôm na, nếu như ban ngày, khi tỉnh táo các cơ bao quanh cổ họng rộng mở giữ cho đường thở thông thoáng, thì khi ngủ các cơ này cũng “ngủ” theo khiến đường thở bị thu hẹp lại và thậm chí đóng kín hoàn toàn.

Với hầu hết những người bình thường thì hiện tượng này không gây ra vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên với những người có một số đặc điểm tự nhiên điển hình, hiện tượng này dễ dẫn đến chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.

Làm sao để nhận biết mình mắc phải chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ?

Triệu chứng phổ biến nhất của chứng OSA mà phần đông người mắc phải thường gặp là sự mệt mỏi quá mức vào ban ngày và ngáy to vào ban đêm. Tuy nhiên, một số người mắc chứng OSA lại không có một triệu chứng đáng chú ý nào cả. Một số người khác lại nhầm lẫn triệu chứng OSA là do một nguyên nhân hay bệnh tật khác.

Các triệu chứng của OSA do vậy mà bao gồm cả các triệu chứng ban ngày và ban đêm.

  • Các triệu chứng ban đêm của OSA bao gồm:

  • Ngáy to
  • Trằn trọc khi ngủ, khó đi vào giấc ngủ
  • Thức dậy có cảm giác muốn đi tiểu
  • Thở bằng miệng khi ngủ
  • Triệu chứng ban ngày của OSA
  • Thức dậy cảm thấy mệt mỏi
  • Đau đầu khi thức dậy
  • Khô hoặc đau họng
  • Ngủ ngày quá nhiều
  • Có vấn đề về trí nhớ hoặc trí thông minh bị suy giảm
  • Bất lực hoặc giảm ham muốn tình dục

Nếu bạn mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, rất khó để nhận ra các triệu chứng của mình để đi khám bệnh. Ngoài dấu hiệu đau đầu, khô miệng khi thức dậy, nếu bạn quá mệt mỏi vào ban ngày dẫn đến lúc nào cũng buồn ngủ dai dẳng khi thưc hiện các hoạt động đơn điệu như xem TV hay đọc sách, cũng là một dấu hiệu đáng lưu tâm.  

Ngoài ra, nếu bạn đang nghi mắc chứng OSA có thể nhờ người thân quan sát giùm đối với các hiện tượng xảy ra ban đêm khi bạn ngủ. Họ có thể nhận ra các các dấu hiệu ngưng thở tắc nghẽn thông qua quan sát các biểu hiện như: ngáy to, ngáy ngắt quãng, thở hổn hển, nghẹt thở, khịt mũi hoặc ngừng thở tạm thời. Nhiều trường hợp người mắc phải OSA còn tỉnh dậy đầy hốt hoảng trong lúc ngủ.

Những ai có nguy cơ cao với chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải chứng OSA bao gồm:

  • Độ tuổi: càng lớn tuổi, nguy cơ mắc OSA càng cao. Nguy cơ càng tăng dần lên theo thời gian cho đến khi đạt 60 – 70 tuổi thì bắt đầu giảm lại.
  • Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc OSA cao hơn nữ. Với nữ giới, giai đoạn có nguy cơ cao nhất là giai đoạn tiền mãn kinh hoặc sau mãn kinh.
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI): chỉ số BMI của một người càng cao khả năng phát triển OSA càng lớn. Nói nôm na là càng béo phì càng dễ mắc chứng OSA.
  • Đặc điểm cơ thể: Một số người có đặc điểm cơ thể điển hình cũng có nguy cơ mắc OSA cao như: mỡ thừa quanh cổ, Amidan lớn, hàm dưới nhỏ hoặc thụt sâu hơn vào trong, thành họng sau hẹp, vòng cổ to…
  • Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá có nguy cơ cao gấp 3 lần so với người bỏ thuốc hoặc không hút thuốc lá.
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân trực hệ trong gia đình mắc OSA cũng có nguy cơ cao gấp đôi so với người không có người thân trong gia đình mắc OSA. Nguy cơ này có thể do họ cùng chia sẻ một đặc điểm giải phẫu chung, có cùng một lối sống hoặc môi trường sống chung.
  • Chứng nghẹt mũi: Người mắc chứng ngẹt mũi do nhiều nguyên nhân khác như cảm lạnh, viêm xoang hoặc cảm cúm cũng có nguy cơ mắc OSA cao gấp đôi người bình thường.

Tác hại của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoàn toàn có thể điều trị tốt với kết quả khả quan. Ngược lại nếu không được điều trị sẽ làm phát sinh nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe. Nguyên nhân cơ bản xuất phát từ cơ chế của OSA khi người mắc cố gắng hít vào khi ngủ nhưng không được do đường thở bị nghẽn hoặc bị đóng kín lại. Kết quả là nồng độ O2 giảm và CO2 trong máu tăng khiến người mắc thức giấc nhiều lần trong đêm.

Việc giấc ngủ bị ngắt quãng, mất giấc ngủ sâu sẽ dẫn đến nhiều tác hại toàn diện đến cơ thể bao gồm:

  • Thay đổi sức khỏe tâm thần: người mắc OSA có thể thay đổi tính tình với biểu hiện rõ rệt là khó chịu, trầm cảm, lo lắng bồn chồn, căng thẳng. Khả năng chú ý, trí nhớ cũng suy giảm rõ rệt làm tăng nguy cơ mắc lỗi trong đời sống, công việc.
  • Sức khỏe tim mạch: các nghiên cứu chỉ ra rằng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch, cụ thể là nhịp tim không đều và tăng huyết áp.
  • Gan: những người bị gan nhiễm mỡ không do nguyên nhân từ rượu có thể bị tăng nguy cơ phát triển bệnh gan lên từ 2-3 lần nếu đồng thời mắc chứng OSA.
  • Tai nạn giao thông: hiển nhiên với một giấc ngủ không đầy đủ làm giảm khả năng chú ý, mệt mỏi và buồn ngủ thường xuyên thì nguy cơ bị tai nạn khi điều khiển xe cơ giới ở những người mắc OSA là cao hơn so với người không mắc. Một số nước trên thế giới còn quy định người mắc chứng ngưng thờ tắc nghẽn khi ngủ phải thông báo cho cơ quan cấp phép lái xe về tình trạng của mình để có các biện pháp an toàn phù hợp.

Nhìn chung nhiều người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nhưng lại hoàn toàn không biết về tình trạng của mình. Một mặt chính bản thân người mắc khó nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng của OSA, mặt khác có thể người mắc chủ quan hoặc không quan tâm. Ở Việt Nam thậm chí nhiều người vẫn quan niệm ngủ ngáy to là khỏe mà không hề biết đó là một nguy cơ dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe, điển hình là chứng ngưng do thở tắc nghẽn khi ngủ.

Đừng chủ quan với sức khỏe của mình, khi nghi ngờ có những dấu hiệu nguy cơ, cần liên hệ bác sĩ để có những can thiệp cần thiết.

Theo msdmanual, Sleep Foundation

Nguồn tham khảo

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) - Rối loạn chức năng hô hấp - Cẩm nang MSD - Phiên bản dành cho chuyên gia (msdmanuals.com)

Obstructive Sleep Apnea: Symptoms, Causes, and Treatments | Sleep Foundation

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em
Rối loạn ngưng thở khi ngủ khá phổ biến với ước đoán khoảng 1 tỷ người mắc trên toàn thế giới. Ở trẻ em, tỷ lệ mắc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn khoảng từ 1-5% ở tất cả các độ tuổi từ giai đoạn trẻ sơ sinh cho đến tuổi thiếu niên. Trong đó, phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 2-6 tuổi.

Ngưng thở khi ngủ và tình dục
Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán hoặc đang điều trị ngưng thở khi ngủ tỏ ra lo lắng về khả năng tình dục của mình. Liệu rối loạn ngưng thở khi ngủ có khả năng tác động đến hoạt động tình dục của người mắc hay không? Dưới đây là một số lời giải đáp.

Ngưng thở khi ngủ: mối nguy thầm lặng với lái xe.
Đối với một số người vận hành máy móc hoặc lái xe, vấn đề buồn ngủ khi vận hành những thiết bị như vậy, cực kỳ nguy hiểm, tài xế có thể gây ra tai nạn; công nhân vận hành máy móc thì tai nạn lao động xảy ra do tình trạng buồn ngủ.

Béo phì và ngưng thở khi ngủ
Thừa cân, béo phì và ngưng thở khi ngủ có mối quan hệ qua lại khá phức tạp. Thừa cân không những có thể gây ra ngưng thở khi ngủ mà còn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và các tác động bất lợi cho sức khỏe

Ngưng thở khi ngủ và tiểu đêm
Với hầu hết mọi người, tiểu đêm thường xuyên là một cảm giác rất khó chịu và làm suy giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ. Nhiều bằng chứng cho thấy rối loạn ngưng thở khi ngủ thường tồn tại chung với tiểu đêm và có tác động qua lại lẫn nhau.

Ngưng thở khi ngủ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Rối loạn ngưng thở khi ngủ có liên quan đến rất nhiều biến chứng, trong đó đặc biệt là các biến chứng về tim mạch như: bệnh tim mạch vành, suy tim, đột quỵ và nhịp tim không đều.

Ngưng thở khi ngủ và tai nạn giao thông
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn ngủ ban ngày quá mức, cùng với đó là suy yếu khả năng nhận thức, từ đó làm suy giảm khả năng lái xe an toàn.

Chỉ số AHI là gì?
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ do tắc nghẽn và đi khám bệnh, bác sĩ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm hoặc đo đa ký giấc ngủ để chẩn đoán bệnh. Trong kết quả đo đa ký giấc ngủ hoặc đa ký hô hấp chẩn đoán sẽ có một thông số chỉ số gọi là AHI. Bạn có thể sẽ thắc mắc AHI là gì?

Ngưng thở khi ngủ: biến chứng và điều trị
Ngưng thở khi ngủ nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngưng thở khi ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến mực độ oxy trong cơ thể.

Ngưng thở khi ngủ là gì?
Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, đặc trưng bởi hơi thở bất thường trong quá trình ngủ.

Ngưng thở khi ngủ và các bệnh đồng mắc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan cũng như một số tác động qua lại giữa chứng ngưng thở khi ngủ và môt số bệnh đồng mắc như: béo phì, tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và hen suyễn.
Xem nhiều
Bản quyền © 2024 Bác sĩ giấc ngủ