Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, đặc trưng bởi hơi thở bất thường trong quá trình ngủ.
Bài cùng thể loại

Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ sẽ bị giảm hoặc ngưng thở hoàn toàn trong một khoảng thời gian ngắn trong khi ngủ. Hiện tượng này diễn ra lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt thời gian ngủ. Khi đó, não sẽ xuất hiện các vi thức hoặc thức để đánh thức người bệnh thức tỉnh để thở bình thường trở lại.

Dù bị đánh thức nhiều lần, nhưng người mắc thường không tỉnh dậy hoàn toàn, cũng như không ý thức được hơi thở bất thường của mình trong quá trình ngủ. Hệ quả là giấc ngủ bị gián đoạn, không ngủ sâu và chất lượng giấc ngủ kém.

Các loại ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một dạng của hội chứng rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ, với triệu chứng thường gặp là ngáy to khi ngủ và buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Ngưng thở khi ngủ có 2 dạng chính là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (Obstructive sleep apnea  - OSA) và ngưng thở khi ngủ trung ương (Central sleep apnea - CSA). Nhiều hệ quả đi kèm chứng ngưng thở khi ngủ sẽ tác động tiêu cực lên sức khỏe người mắc nếu không được điều trị thỏa đáng.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn diễn ra khi đường thở bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn hoàn toàn, làm giảm hoặc gián đoạn luồng không khí đi qua mũi họng để vào phổi. Nguyên nhân được cho là khi người mắc OSA ngủ, các cơ bao quanh cổ họng (thông thường sẽ được giữ để mở rộng đường thở) lúc này cũng “ngủ” theo hay nói cách khác trương lực cơ vùng hâù họng bị giảm.  Điều này có thể gây ra hiện tượng “ngáy” khi không khí bị ngăn cản lưu thông một cách tự nhiên qua đường thở.

Kết quả là người ngủ bị thiếu oxy dẫn đến thiếu oxy não và não phải phát tín hiệu khẩn cấp đánh thức người bệnh thức dậy nhiều lần để vận động các cơ cổ họng, qua đó giúp mở đường thở trở lại, thể hiện ở việc thở hổn hển hoặc hít thở sâu.

Đây là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Tại Mỹ thống kê cho thấy nó có tác động đến từ 10-30% người lớn. Nhiều trường hợp người mắc không biết và không được chẩn đoán để nhận ra mình đang mắc OSA.

Ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA)

Ngưng thở khi ngủ trung ương ít phổ biến hơn. Nguyên nhân là do sự “ngắt kết nối” thông tin tạm thời giữa trung tâm chỉ huy là bộ não và các cơ hô hấp làm hơi thở nông hơn hoặc bị ngưng thở tạm thời.

Tỷ lệ mắc CSA trong dân số thấp hơn OSA, ước tính có khoảng 1% dân số tại Mỹ mắc chứng CSA.

Các triệu chứng của ngưng thở khi ngủ

Triệu chứng của ngưng thở khi ngủ bao gồm các biểu hiện của việc hô hấp không bình thường vào ban đêm, và một số biểu hiện vào ban ngày bắt nguồn từ sự thiếu ngủ ban đêm.

Các triệu chứng của Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bao gồm:

  • Ngáy to và thường bị ngắt quãng bởi tiếng thở hổn hển hoặc nghẹt thở.
  • Buồn ngủ ban ngày quá mức.
  • Nhức đầu và kéo dài vài giờ sau khi thức dậy.
  • Khô miệng khi thức dậy.
  • Giấc ngủ không yên khi bị đánh thức nhiều lần trong đêm.
  • Tăng tiểu đêm.
  • Khó chịu hoặc cảm giác chán nản.
  • Giảm khả năng tập trung.

Nhiều triệu chứng được nêu ở trên chính bản thân người mắc không thể tự nhận biết được mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Điển hình là triệu chứng hơi thở bất thường và tiếng ngáy thường được người ngủ cùng phát hiện.

Nhiều triệu chứng của OSA lại có thể đến từ nhiều vấn đề sức khỏe khác, do vậy không thể chỉ chẩn đoán OSA chỉ bằng những triệu chứng riêng lẻ.

Biểu đồ giấc ngủ bình thường và giấc ngủ bị gián đoạn do OSA

Các triệu chứng của Ngưng thở khi ngủ trung ương bao gồm:

Hô hấp bất thường khi ngủ như hơi thở chậm lại, tăng lên nhanh hoặc ngưng thở tạm thời trong một khoảng ngắn.

  • Nhu cầu ngủ ngày nhiều.
  • Thức giấc vào ban đêm
  • Đột ngột khó thở hoặc đau ngực.
  • Nhức đầu vào buổi sáng.
  • Khó tập trung tinh thần.

Cũng giống như OSA, người mắc CSA cũng rất khó khăn để tự nhận biết các triệu chứng của mình, họ cần phải có ai đó giúp quan sát và nhận diện các triệu chứng của mình trong khi ngủ.

Nguyên nhân của ngưng thở khi ngủ

Với chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, các cơ bao quanh cổ họng được “thư giãn” khi ngủ làm đường thở bị thu hẹp hoặc đóng kín dẫn đến tình trạng thiếu oxy, từ đó gây ra sự thức giấc nhiều lần trong đêm để khôi phục lại đường thở.

Trong khi đó, chứng ngưng thở khi ngủ trung ương phát sinh do các trục trặc trong đường truyền thông tin giữa não và các cơ chịu trách nhiệm cho việc hô hấp. Não không nhận biết được mức độ carbon dioxide trong cơ thể, dẫn đến các nhịp thở chậm hơn hoặc nông hơn bình thường và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Các nguy cơ dẫn đến ngưng thở khi ngủ

Nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Các yếu tố nguy cơ chính có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan đến độ tuổi, giới tính, cân nặng và một số đặc điểm giải phẫu của phần đầu và cổ.

  • Về độ tuổi: nguy cơ mắc OSA cao hơn ở những người ở độ tuổi từ 60 đến dưới 80 tuổi.
  • Về giới tính: nam giới hoặc những người được xác định là nam giới ở thời điểm sinh ra nhiều khả năng mắc OSA, đặc biệt trong các giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành.
  • Về đặc điểm giải phẫu ở đầu và cổ: OSA thường xuất hiện ở những người có các đặc điểm giải phẫu riêng biệt như lưỡi lớn và hàm dưới ngắn.
  • Về cân nặng: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mới liên hệ giữa chỉ số khối cơ thể (Body mass index – BMI) và nguy cơ mắc OSA.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và một số yếu tố nguy cơ khác như sử dụng thuốc, chất kích thích, tiền sửa bệnh lý gia đình... Tuy nhiên, hiện vẫn cần thêm nhiều bằng chứng khoa học từ nhiều nghiên cứu tiếp theo để chứng minh sự tác động của các yếu tố này đến sự phát triển của OSA:

  • Thuốc lá: người hút thuốc có thể có nguy cơ mắc OSA cao hơn người không hút hoặc đã bỏ thuốc lá.
  • Nội tiết tố bất thường: tuyến giáp hoạt động kém hoặc sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng có thể làm tăng nguy cơ mắc OSA.
  • Tư thế ngủ: tư thế ngủ có thể tác động đến hình dáng và các mô xung quanh đường thở. Những người có thói quen nằm ngửa khi ngủ có thể có khả năng mắc OSA cao hơn hoặc làm trầm trọng thêm OSA đã có sẵn.
  • Tiền sử gia đình có người mắc OSA có thể làm tăng nguy cơ mắc OSA của một người. Điều này có thể do sự giống nhau ở các đặc điểm giải phẫu giữa các thành viên trong gia đình.
  • Nghẹt mũi: khó khăn khi thở bằng đường mũi có thể tăng nguy cơ mắc OSA.
  • Cồn, một số loại thuốc kê đơn và thuốc gây nghiện có thể liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc OSA.
  • Những người có một số vấn đề về tình trạng sức khỏe như bệnh tim, phổi có thể có nguy cơ mắc OSA cao hơn.

Béo phì, hút thuốc, sử dụng thức uống có cồn có thể dẫn đến nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ cao

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ trung ương.

Ngưng thở khi ngủ trung ương hầu hết thường là hệ quả từ một vấn đề sức khỏe khác như nhiễm trùng hay chấn thương ảnh hưởng đến não, các vấn đề tim mạch, đột quỵ, suy thận hoặc dư thừa hormone tăng trưởng. Ngoài ra một số yếu tố khác có thể tác động đến ngưng thở trung ương bao gồm:

  • Độ tuổi: người ở đô tuổi trên 65 có nguy cơ cao với CSA.
  • Giới tính: CSA thường phổ biến hơn ở nam giới, có thể do tác động của của một số loại hormone giới tính.
  • Sử dụng thường xuyên một số loại thuốc như thuốc giảm đau nhóm Opioid và một số loại thuốc kê đơn khác có thể tác động đến đường hô hấp và có thể làm tăng nguy cơ mắc CSA.
  • Độ cao: sống và hoạt động thời gian dài ở độ cao lớn trên mực nước biển có liên quan đến CSA do hiện tượng giảm lượng oxy khi càng lên cao.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.sleepfoundation.org/sleep-apnea

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em
Rối loạn ngưng thở khi ngủ khá phổ biến với ước đoán khoảng 1 tỷ người mắc trên toàn thế giới. Ở trẻ em, tỷ lệ mắc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn khoảng từ 1-5% ở tất cả các độ tuổi từ giai đoạn trẻ sơ sinh cho đến tuổi thiếu niên. Trong đó, phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 2-6 tuổi.

Ngưng thở khi ngủ và tình dục
Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán hoặc đang điều trị ngưng thở khi ngủ tỏ ra lo lắng về khả năng tình dục của mình. Liệu rối loạn ngưng thở khi ngủ có khả năng tác động đến hoạt động tình dục của người mắc hay không? Dưới đây là một số lời giải đáp.

Ngưng thở khi ngủ: mối nguy thầm lặng với lái xe.
Đối với một số người vận hành máy móc hoặc lái xe, vấn đề buồn ngủ khi vận hành những thiết bị như vậy, cực kỳ nguy hiểm, tài xế có thể gây ra tai nạn; công nhân vận hành máy móc thì tai nạn lao động xảy ra do tình trạng buồn ngủ.

Béo phì và ngưng thở khi ngủ
Thừa cân, béo phì và ngưng thở khi ngủ có mối quan hệ qua lại khá phức tạp. Thừa cân không những có thể gây ra ngưng thở khi ngủ mà còn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và các tác động bất lợi cho sức khỏe

Ngưng thở khi ngủ và tiểu đêm
Với hầu hết mọi người, tiểu đêm thường xuyên là một cảm giác rất khó chịu và làm suy giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ. Nhiều bằng chứng cho thấy rối loạn ngưng thở khi ngủ thường tồn tại chung với tiểu đêm và có tác động qua lại lẫn nhau.

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ: nguy hiểm nhưng ít ai hay
Trên toàn thế giới, chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ tác động đến khoảng 1 tỷ người trưởng thành nhưng ít ai biết do nó xảy ra trong lúc ngủ và phải mất rất nhiều thời gian để người mắc phải nhận ra và chữa trị.

Ngưng thở khi ngủ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Rối loạn ngưng thở khi ngủ có liên quan đến rất nhiều biến chứng, trong đó đặc biệt là các biến chứng về tim mạch như: bệnh tim mạch vành, suy tim, đột quỵ và nhịp tim không đều.

Ngưng thở khi ngủ và tai nạn giao thông
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn ngủ ban ngày quá mức, cùng với đó là suy yếu khả năng nhận thức, từ đó làm suy giảm khả năng lái xe an toàn.

Ngưng thở khi ngủ trung ương: Chẩn đoán và điều trị
Khi có một số dấu hiệu nghi ngờ là ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA), bạn cần đến gặp các chuyên gia y tế để chẩn đoán. Nếu xác định mắc CSA, có nhiều phương pháp để điều trị phù hợp với hoàn cảnh, nhu cầu và mức độ nặng nhẹ của từng người.

Ngưng thở khi ngủ trung ương: phân loại và triệu chứng
Hội chứng ngưng thở khi ngủ trung ương (Central sleep apnea - CSA) là một dạng rối loạn tác động đến hơi thở trong khi ngủ. Nếu không được điều trị, CSA có thể làm gián đoạn giấc ngủ bình thường và dẫn đến các cơn buồn ngủ ban ngày quá mức, suy giảm trí nhớ, khả năng suy nghĩ cũng như tăng nguy cơ mắc lỗi và gây ra tai nạn. Tại Mỹ, ước tính có khoảng 0,9% người trên 40 tuổi bị ảnh hưởng do chứng CSA.

Chỉ số AHI là gì?
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ do tắc nghẽn và đi khám bệnh, bác sĩ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm hoặc đo đa ký giấc ngủ để chẩn đoán bệnh. Trong kết quả đo đa ký giấc ngủ hoặc đa ký hô hấp chẩn đoán sẽ có một thông số chỉ số gọi là AHI. Bạn có thể sẽ thắc mắc AHI là gì?

Ngưng thở khi ngủ: biến chứng và điều trị
Ngưng thở khi ngủ nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngưng thở khi ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến mực độ oxy trong cơ thể.

Ngưng thở khi ngủ và các bệnh đồng mắc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan cũng như một số tác động qua lại giữa chứng ngưng thở khi ngủ và môt số bệnh đồng mắc như: béo phì, tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và hen suyễn.
Xem nhiều
Bản quyền © 2024 Bác sĩ giấc ngủ