Theo các chuyên gia, bạn nên ngừng ăn khoảng 2-3 giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp dạ dày và đường tiêu hóa có đủ thời gian để làm việc. Nếu đi ngủ mà bạn cảm giác bụng phình to, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng… chứng tỏ cơ thể bạn vẫn đang tiêu hóa thức ăn.
Giấc ngủ có ảnh hưởng khá nhiều đến đường tiêu hóa. Bằng chứng là khi bạn mất ngủ, nồng độ cortisol, một loại hormone gây căng thẳng tăng đáng kể tác động đến quá trình tiêu hóa. Khi thư giãn thoải mái máu sẽ chảy đến ruột để tiêu hóa thức ăn. Khi bạn căng thẳng, cortisol tăng quá mức sẽ chuyển máu đến não và các tay chân, do đó làm tạm dừng quá trình tiêu hóa. Cortisol còn ảnh hưởng đến khả năng vận động của ruột, nên khi mất ngủ, bạn có thể bị chứng táo bón.
Ngoài ra các tư thế nằm ngủ đều có thể có những tác động khác nhau đến hệ tiêu hóa.
Nằm ngửa
Ngủ nằm ngửa là tư thế được ưa chuộng vì nó thúc đẩy sự liên kết của cột sống khi kết hợp với nệm và gối. Tuy nhiên, nằm ngửa khi ngủ cũng gây ra chứng ợ nóng, trào ngược axit và bệnh trào ngược dạ dày.
Đây là lý do tại sao chúng ta bị ợ chua và trào ngược khi nằm xuống quá sớm sau bữa ăn. Nếu bạn thích ngủ nằm ngửa, hãy dùng gối nâng đầu và vai lên cao hơn thân mình.
Nằm sấp
Đây là tư thế gây ra nhiều bất lợi nhất cho hệ tiêu hóa. Tư thế nằm sấp vào ban đêm có thể gây chèn ép dạ dày, có thể gây đau. Cơn đau này sẽ dẫn đến căng thẳng làm chậm quá trình tiêu hóa.
Ngủ nghiêng
Ngủ nghiêng là tốt nhất cho hệ tiêu hóa lại đồng thời vừa giúp điều chỉnh cột sống, giảm đau lưng và giảm nguy cơn ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.
Ngủ nghiêng về bên phải có tác động gần giống như nằm ngửa. Tư thế này có thể làm dạ dày của bạn nằm phía trên thực quản và cột sống, do đó tránh được sự chèn ép. Điều này là do hình dạng của đường tiêu hóa trên, thực quản nằm ở trung tâm cơ thể nhưng dạ dày lại cong về bên trái. Với tư thế này bạn vẫn cần nâng cao đầu và cổ để loại bỏ nguy cơ trào ngược dạ dày.
Ngủ nghiêng bên trái khiến thức ăn trong dạ dày sẽ ít có khả năng đi ngược lên thực quản và đi vào cổ họng. Đây là tư thế ngủ có thể coi là hợp lý cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn chỉ chăm chăm nằm nghiêng về bên trái mà không tuân thủ các quy tắc vệ sinh giấc ngủ khác.
Nếu bạn có quá trình trao đổi chất chậm và thường khó ngủ, bạn có thể thực phương pháp bổ trợ để hỗ trợ đường tiêu hóa khi ngủ như: uống men vi sinh, thư giãn trước khi đi ngủ để giảm thiểu mức cortisol, tránh các kích thích, đặc biệt là màn hình điện thoại và mạng xã hội một giờ trước khi đi ngủ.
Bạn cũng nên bỏ thói quen uống rượu bia khi ngủ, giữ nhiệt độ môi trường xung quanh nơi ngủ phù hợp cũng tốt cho quá trình tiêu hóa. Ngủ trong phòng mát có nhiều khả năng giúp bạn buồn ngủ và ngủ sâu hơn. Không khí mát mẻ hơn cũng có thể làm tăng lượng mỡ nâu trong cơ thể, dẫn đến quá trình trao đổi chất nhanh hơn, đốt cháy calo hiệu quả hơn.
Sau khi ăn, bạn có thể đi tắm để giảm nhiệt độ cơ thể. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn hơn trong khi bạn ngủ, giảm nguy cơ mất ngủ do chướng bụng hoặc khó tiêu.
Theo Bubble Sleep