Khi cần thực hiện các bước để giải quyết mộng du, có một số phương pháp có thể được đưa vào kế hoạch điều trị.
Bài cùng thể loại

Các nghiên cứu định nghĩa mộng du theo nhiều cách khác nhau. Theo tổ chức National Sleep Foundation, mộng du là một chứng rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi liên quan đến việc người người bệnh dù đang ngủ sâu nhưng vẫn thực hiện các hành động, hành vi phức tạp, cử chỉ, hoặc nói, hú hét v..v. Bệnh thường phổ biến ở trẻ em được biệt trong độ tuổi từ 3-7 tuổi.  Khoảng 29% trẻ em từ 2-13 tuổi bị mộng du và 4% người lớn.

Mộng du được xếp vào nhóm rối loạn giấc ngủ, là biểu hiện rõ ràng của chứng rối loạn cận giấc ngủ, diễn ra trong giai đoạn giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (NREM), thường ở giai đoạn 3 của chu kỳ giấc ngủ, còn được gọi là giấc ngủ sâu.

Có nhiều nguyên nhân gây ra mộng du, như: tiền sử gia đình, rượu bia, sử dụng thuốc, căng thẳng, stress, thiếu ngủ, sốt, hội chứng chân không yên (RLS - Restless Legs Syndrome, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) .v.v.Tuy mộng du không gây nguy hiểm đáng kể mà hậu quả lại đến từ những hành vi mà người bệnh thực hiện: chấn thương do va chạm, gây tổn thương tinh thần v.v. Một câu hỏi thường trực là mộng du có chữa được không?

Mộng du có chữa được không? Chữa ra sao?

Điều trị mộng du tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, tần suất xảy ra và mức độ nguy hiểm hoặc gây rối loạn của các giai đoạn. Nhưng đa phần mộng du ngưng xảy ra khi trẻ lớn lên, vì vậy điều trị tích cực hoặc can thiệp y tế là không cần thiết. Mộng du có thể tự mà không cần  bất kỳ liệu pháp cụ thể nào.

Khi cần thực hiện các bước để giải quyết chứng mộng du, có một số phương pháp có thể được đưa vào kế hoạch điều trị.

Không có một phương pháp xét nghiệm nào để chẩn đoán mộng du, tất cả dựa trên mô tả của người bệnh về biểu hiện khi ngủ.

 Có thể phòng tránh mộng du được không?

Có thể áp dụng một số cách để hạn chế nguy cơ gặp phải hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng cho người bị mộng du:

Loại bỏ nguy cơ mất an toàn

Việc giảm thiểu rủi ro là điều quan trọng cần cân nhắc đối với những người mộng du: để các vật sắc, nhọn ngoài tầm với; đóng và chốt cửa ra vào lẫn cửa sổ; loại bỏ các nguy cơ gây va đập hoặc vấp ngã trên lối đi: đồ đạc, chất làm trơn, hóa chất v.v.

Tại Mỹ và nhiều nước châu Âu, cha mẹ còn sử dụng các loại chuông khi trẻ em ra khỏi giường để nhận biết và phòng tránh nguy cơ mất an toàn.

Điều trị nguyên nhân cơ bản

Nếu một người bị mộng du gắn liền với một chứng rối loạn tiềm ẩn như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc hội chứng chân không yên, việc điều trị tình trạng đó có thể giải quyết chứng mộng du.

Nếu nguyên nhân đến từ việc sử dụng thuốc an thần hoặc các loại thuốc khác, có thể thay đổi liều lượng hoặc dùng thuốc khác.

Dự đoán thời điểm và đánh thức

Mộng du thường xảy ra vào ban đêm, vì vậy đánh thức trước là cách tránh cho một người xảy ra mộng du. Cách này có hiệu quả rõ rệt với trẻ em nhưng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng ở người trưởng thành.

Cải thiện vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ là môi trường và thói quen liên quan đến giấc ngủ của một người. Cải thiện vệ sinh giấc ngủ (giờ giấc ngủ thất thường, thói quen sử dụng rượu bia, cà phê, chất kích thích, chỗ ngủ lạ hoặc mất an toàn, mất vệ sinh v.v) sẽ giúp giấc ngủ ổn định và giảm nguy cơ thiếu ngủ có thể gây mộng du.

Trị liệu hành vi nhận thức

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là hình thức trị liệu bằng trò chuyện nhằm chống lại những suy nghĩ và hành động tiêu cực. CBT đã chứng minh tính hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ, thường bằng cách điều chỉnh lại nhận thức về giấc ngủ, giảm lo lắng, giúp thư giãn từ đó ngăn ngừa cơn mộng du có nguyên nhân từ những căng thẳng.

Sử dụng Thuốc

Nghiên cứu được công bố rộng rãi của trường ĐH Y khoa John Hopkins (Mỹ) cho thấy một số loại thuốc có thể được chỉ định cho bệnh mộng du, chẳng hạn như một liều thấp của nhóm thuốc Benzodiazepine như clonazepam. 

Có thể cân nhắc dùng thuốc để ngăn chặn chứng mộng du. Ví dụ như thuốc benzodiazepin và thuốc chống trầm cảm. Nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng melatonin cũng có thể hữu ích trong việc giải quyết chứng mộng du.

Bất kỳ loại thuốc nào, dù là thuốc kê đơn hay không kê đơn, đều có những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn và bác sĩ là người có thẩm quyền tốt nhất để xác định xem liệu loại thuốc đó có phù hợp với tình huống cụ thể của bất kỳ người nào hay không.

Có nên đánh thức một người đang mộng du?

Hầu hết các chuyên gia đều khuyên những người đang trong cơn mộng du không nên thức giấc đột ngột vì họ không nhận thức được tình hình của mình nên việc thức giấc đột ngột có thể gây ra sợ hãi, bối rối hoặc tức giận.

Nếu có thể, bạn có thể cố gắng nhẹ nhàng hướng dẫn người mộng du, tránh xa những mối nguy hiểm tiềm ẩn bằng giọng nói nhỏ nhẹ. Một cú chạm nhẹ có thể hữu ích trong việc đánh thức họ và luôn lưu ý rất có thể sẽ làm họ mất phương hướng khi thức dậy.

​Làm gì khi thấy người mộng du?

  • Bình tĩnh: Khi thấy người mộng du, tâm lý của người xung quanh là bất ngờ và lo lắng. Cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc để tìm cách xử lý và tránh làm người bệnh hoảng loạn
  • Đảm bảo an toàn: Loại bỏ tối đa các nguy cơ gây mất an toàn: đồ vật, hóa chất, cửa sổ, cửa phòng v..v
  • Tôn trọng và yêu thương: Mộng du là bệnh, không phải là thói tật xấu. Người mộng du không nhớ đã làm gì và chỉ biết thông qua lời kể của người thân. Vì vậy nên tránh cười cợt, bình phẩm hoặc mắng nhiếc, vì sẽ khiến người bệnh tổn thương, xấu hổ có thể dẫn đến những phản ứng quá khích.

 Nguồn tham khảo

Sleepwalking: What is Somnambulism? | Sleep Foundation

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/parasomnias-sleepwalking

Xem nhiều
Bản quyền © 2024 Bác sĩ giấc ngủ