Chứng tê liệt khi ngủ (dân gian gọi là ‘bóng đè’) là tình trạng mất khả năng cử động hoặc nói chuyện tạm thời, xảy ra khi chìm vào giấc ngủ hoặc ngay khi thức dậy. Triệu chứng trên còn gọi là mất trương lực cơ. Tình trạng này thường kéo dài trong vài giây, có khi vài phút và thường kèm theo ảo giác.
Bài cùng thể loại

Thống kê cho thấy cứ 100 người sẽ có khoảng 8 người bị ‘bóng đè’ ở một giai đoạn nào đó trong đời. Nó có thể chỉ xảy ra một lần hoặc tái diễn thường xuyên, thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên và hay xảy ra nhất ở độ tuổi từ 20 đến 40.

Mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa thể tỏ tường nhưng việc tìm hiểu về các loại, triệu chứng, nguyên nhân, tác động và cách điều trị có thể giúp hiểu rõ hơn về tình trạng và cách phòng ngừa.

Chứng tê liệt khi ngủ được coi là chứng rối loạn cận giấc ngủ vì có liên quan đến giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) của chu kỳ giấc ngủ.

Các loại tê liệt khi ngủ

Các chuyên gia y tế thường chia các trường hợp tê liệt khi ngủ thành hai loại:

  • Tê liệt khi ngủ cô lập: Là những cơn tê liệt khi ngủ xảy ra một lần, không liên quan đến chứng ngủ rũ tiềm ẩn. Ngủ rũ một chứng rối loạn thần kinh ngăn cản não kiểm soát sự tỉnh táo.
  • Tê liệt khi ngủ tái phát: Tình trạng xảy ra nhiều đợt tê liệt khi ngủ theo thời gian. Sự tái phát này có thể liên quan đến chứng ngủ rũ.

Trong nhiều trường hợp, hai đặc điểm xác định này được kết hợp để mô tả một tình trạng gọi là tê liệt khi ngủ cô lập tái phát (RISP), bao gồm các trường hợp tê liệt khi ngủ liên tục ở người không mắc chứng ngủ rũ.

Tê liệt khi ngủ gây ra cảm giác sợ hãi

Triệu chứng của tê liệt khi ngủ là mất trương lực cơ, không thể cử động hoặc nói, kèm theo đó là các cơn khó thở, tức ngực và những ảo giác, cảm xúc đau buồn, hoảng sợ hoặc bất lực trong những cơn tê liệt khi ngủ. Sau cơn ‘bóng đè’, bạn thường có cảm giác mệt mỏi hoặc buồn ngủ quá mức.

Những nghiên cứu cho thấy tê liệt khi ngủ dù không gây ra bất kỳ tổn hại nào về thể chất nào, nhưng lại tạo ra cảm giác sợ hãi. Ước tính có khoảng 75% các cơn tê liệt khi ngủ có liên quan đến ảo giác. Những ảo giác này không giống như những giấc mơ thông thường. Ví dụ: bạn cảm thấy có kẻ đột nhập vào phòng của bạn hoặc có thứ gì đó đè lên ngực khiến bạn nghẹt thở

Trong hầu hết các trường hợp, các cơn tê liệt sẽ tự kết thúc nhưng đôi khi là do sự can thiệp: được người khác đánh thức, lay dậy.

Chứng tê liệt khi ngủ có phổ biến?

Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng khoảng 20% người từng trải qua ‘bóng đè’. Chứng tê liệt khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở thời thơ ấu, thanh thiếu niên hoặc thanh niên. Sau khi bắt đầu ở tuổi thiếu niên, các đợt bệnh có thể xảy ra thường xuyên hơn ở độ tuổi 20 – 30.

Nguyên nhân gây tê liệt khi ngủ

Nguyên nhân chính xác gây tê liệt khi ngủ vẫn chưa được biết. Các nghiên cứu đã tập trung phân tích dữ liệu để xác định điều gì làm tăng nguy cơ bị tê liệt khi ngủ và cho ra  nhiều kết quả khác nhau. Có nhiều yếu tố liên quan đến sự khởi phát của chứng tê liệt khi ngủ:

Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ và các vấn đề về giấc ngủ khác cho có mối tương quan chặt chẽ nhất với chứng tê liệt khi ngủ đơn độc. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) dễ mắc tê liệt khi ngủ hơn.

Chứng tê liệt khi ngủ cũng được phát hiện phổ biến hơn ở những người mất ngủ mãn tính, người bị rối loạn nhịp sinh học.

Chứng ngủ rũ: Tê liệt khi ngủ tái phát  có thể liên quan đến chứng ngủ rũ vì làm thay đổi chức năng của chất dẫn truyền thần kinh trong não, gây ra các biến chứng trong giấc ngủ REM.

Những nghiên cứu cho thấy, nếu chỉ khoảng 20% dân số không thường xuyên gặp phải nhưng cơn tê liệt khi ngủ, thì tình trạng trên rất thường xuyên với người mắc chứng ngủ rũ.

Rối loạn sức khỏe tâm thần: các nghiên cứu cho thấy rối loạn sức khỏe tâm thần có mối liên hệ với tê liệt khi ngủ, nhất là ở những người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), hoặc từng trải qua tổn thương về thể chất, tinh thần.

Những người mắc chứng rối loạn lo âu, chứng rối loạn hoảng sợ, hoặc ngưng thuốc chống trầm cảm cũng có thể dẫn đến tê liệt khi ngủ.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã nhận thấy những người trong gia đình có tiền sử bị ‘bóng đè’ cũng có nguy cơ cao hơn. Tuy nhiên điều này chưa đủ để xác định cơ sở di truyền của ‘bóng đè’.

Giấc mơMột số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người giàu trí tưởng tượng, mơ mộng, có nhiều khả năng bị tê liệt khi ngủ hơn. Nghĩa là ‘bóng đè’ xảy ra với cả những người có giấc mơ đẹp lẫn ác mộng.

Nguồn tham khảo

https://www.sleepfoundation.org/parasomnias/sleep-paralysis

Xem nhiều
Bản quyền © 2024 Bác sĩ giấc ngủ