Ngoài các chức năng cơ bản trên, cortisol còn tham gia vào nhiều quá trình và chức năng khác trong cơ thể như:
Có thể nói sự tăng cao của cortisol có thể làm bạn tỉnh táo và do đó làm gián đoạn giấc ngủ và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Với rất nhiều người, việc giữ cho lượng cortisol không tăng cao một cách đột ngột là cả một thử thách.
Khi lượng cortisol tăng cao thường xuyên và trong một khoảng thời gian dài, cơ thể sẽ gặp phải hàng loạt các vấn đề sức khỏe tiêu cực như:
Cortisol được sản xuất từ tuyến thượng thận
Cortisol không tự hoạt động độc lập. Nó là một phần của một hệ thống vô cùng phức tạp là trục Vùng hạ đồi – Tuyến yên – Tuyến Thượng thận ( Hypothalamic-Pituitary-Adrena(HPA) axis) kết hợp với hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết. Cortisol được sản xuất ở tuyến thượng thận. Vùng hạ đồi và tuyến yên nằm bên trong não sẽ giám sát mức cortisol và gửi thông tin đến tuyến thượng thận để điều chỉnh mức cortisol sinh ra, tùy thuộc vào nhu cầu cơ thể và hoàn cảnh tác động. Đây là một quá trình phức tạp, qua đó điều khiển các quá trình phức tạp của cơ thể như nhịp ngủ thức, cảm xúc, tiêu hóa và chức năng miễn dịch.
Cortisol tác động trực tiếp đến giấc ngủ. Cortisol và melatonin thay nhau hoạt động tạo thành nhịp sinh học 24h điều chỉnh các quá trình ngủ và thức của cơ thể.
Khi bị căng thẳng kéo dài, hệ thống HPA sẽ liên tục bị kích hoạt, vùng hạ đồi và tuyến yên sẽ liên tục gửi tín hiệu về tuyến thượng thận để sản xuất thêm nhiều cortisol hơn nữa. Đây là điều thu hút giới nghiên cứu về giấc ngủ trong nhiều năm qua về tỉnh trạng căng thẳng và stress trong thời gian dài gây tác động rất lớn đến giấc ngủ.
Như các loại hormone khác, cortisol cũng có một nhịp hoạt động trong 24h. Cortisol bắt đầu gia tăng dần từ nửa sau của đêm, gia tăng mạnh vào khoảng thời gian bạn thức dậy và đạt đỉnh vào khoảng 9h sáng. Đây là thời gian bạn tỉnh táo nhất. Sau khi đạt đỉnh, lượng cortisol tiết ra bắt đầu giảm dần vào các khoảng thời gian sau đó trong ngày và đạt mức thấp nhất vào khoảng nửa đêm.
Cortisol đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ ngủ thức mỗi ngày khi nó giúp bạn thức dậy, kích thích sự tỉnh táo và duy trì sự tỉnh táo trong suốt ngày. Sự suy giảm cortisol dần dần vào cuối ngày cho phép hormone khác thay thế và mang lại giấc ngủ.
Có thể nói trong 4 kiểu đồng hồ sinh học (chronotypes), kiểu của gấu, sư tử và kiểu sói có cùng đặc điểm là cortisol tăng cao vào ban ngày và suy giảm vào ban đêm. Trong khi đó, kiểu đồng hồ sinh học của cá heo lại có khác biệt khi lượng cortisol tăng cao nhất vào ban đêm và thấp nhất vào buổi sáng. Những người có cơ chế cortisol đảo ngược kiểu cá heo thường khó ngủ vào ban đêm, giấc ngủ không sâu và mệt mỏi vào ban ngày.
Sự điều hòa nhịp điệu hoạt động của cortisol trong cơ thể giúp bạn có chu kỳ ngủ - thức đều đặn và lành mạnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nhịp hoạt động của cortisol hoạt động bất thường. Thỉnh thoảng, mức corisol có thể bị hạ xuống quá thấp hoặc ngược lại tăng cao quá mức gây ra nhiều vấn đề cho giấc ngủ và sức khỏe nói chung.
Căng thẳng trong thời gian dài là yếu tố làm cho mức cortisol tăng cao khi hệ thống HPA bị kích hoạt quá mức. Sự kích thích liên tục trong thời gian dài thường gây mệt mỏi, kiệt sức, lo lắng và mất ngủ. Ngoài ra nó còn có thể làm tổn thương hệ miễn dịch, gây viêm mãn tính, thừa cân, và gây một số bệnh mãn tính khác.
Trong khi đó, sự mất ngủ hay giấc ngủ không đầy đủ cũng có tác động đến hệ thống HPA. Các nghiên cứu cho thấy có sự tác động 2 chiều giữa hệ thống HPA và giấc ngủ. Cụ thể, giấc ngủ không đầy đủ, không đúng lịch có thể làm kích thích hệ thống HPA, dẫn đến căng thẳng và kích động. Ngược lại, khi hệ thống HPA bị kích thích, nó sẽ tiết ra nhiều cortisol hơn và từ đó làm cản trở giấc ngủ và khả năng duy trì giấc ngủ. Đây là một cái vòng lẩn quẩn tác động tiêu cực đến sức khỏe giấc ngủ.
Từ cơ chế hoạt động và vai trò của cortisol, vấn đề được đặt ra là liệu có phải lượng cortisol tăng cao quá mức là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ hay không? Câu trả lời cũng khá phức tạp và vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ trực tiếp giữa rối loạn giấc ngủ, cortisol và hệ thống HPA. Như đã đề cập ở trên, nó có thể có tác động hai chiều.
Nghiên cứu cho thấy sự kích hoạt của trục HPA có liên quan đến sự bồn chồn lo lắng, khiến giấc ngủ bị nông và giảm giấc ngủ sóng chậm (giấc ngủ NREM – giai đoạn 3) và giảm toàn bộ thời lượng ngủ nói chung.
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy có mối liên hệ giữa sự thiếu ngủ với mức cortisol tăng cao, và sự thiếu ngủ với sự phản ứng cortisol cực đoan khi bị căng thẳng. Đây là cơ chế “chiến đấu hay bỏ chạy” mà hệ thống HPA đã kích hoạt khi đứng trước căng thẳng.
Những nghiên cứu khác thì cho thấy giấc ngủ bị suy giảm đi khi hệ thống HPA bị kích hoạt. Những bằng chứng này càng củng cố thêm vai trò của cortisol đối với các vấn đề của sức khỏe giấc ngủ nói chung.
Với người bị rối loạn mất ngủ, người ta thấy rằng họ thường có lượng cortisol tăng cao. Tuy nhiên, lượng cortisol tăng cao này là nguyên nhân hay là hậu quả của rối loạn mất ngủ thì đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà việc cortisol tăng cao có thể là nguyên nhân, có thể là hậu quả hoặc có thể đồng thời vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả.
Rối loạn ngưng thở khi ngủ cũng có liên quan đến cortisol. Tương tự như bệnh mất ngủ, người mắc ngưng thở khi ngủ cũng có lượng cortisol tăng cao, nhưng vẫn chưa thể khẳng định được vai trò của cortisol là như thế nào đối với ngưng thở khi ngủ.
Cortisol cao có liên quan đến béo phì, cũng như trầm cảm, lo lắng và các rối loạn tâm trạng khác. Đây là những tình trạng thường góp phần và xảy ra cùng với chứng mất ngủ và ngưng thở khi ngủ.
Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu cơ chế tác động của cortisol đối với giấc ngủ. Có một điều chắc chắn rằng các rối loạn giấc ngủ và sự mất cân bằng cortisol thường đi kèm với nhau. Do đó, điều trị, giải quyết các vấn đề giấc ngủ của mình sẽ giúp đưa mức cortisol trở lại mức bình thường, giúp làm gia tăng chất lượng giấc ngủ.
Đồng thời các chuyên gia cũng cho rằng rèn luyện nhịp ngủ thức đều đặn, tập các bài thể dục vừa phải, tập yoga hay thái cực quyền cũng giúp đầu óc thư giãn và làm giảm lượng cortisol.
Ngoài ra điều quan trọng cần nhớ rằng căng thẳng, lo âu thường làm tăng cortisol. Do vậy một mặt bạn nên tìm cách quản lý những căng thẳng trong tinh thần, mặt khác cần thay đổi suy nghĩ, giảm các suy nghĩ tiêu cực, tức giận, thù hận, tự chỉ trích bản thân mình… sẽ giúp hạn chế các kích thích và ngăn ngừa cortisol tăng cao.
Nguồn