Nhìn chung, giới chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định chính xác những nguyên nhân gây ra mất ngủ, tuy nhiên một số thủ phạm cũng được nhận diện tương đối rõ ràng. Nhiều biến cố, sự kiện quan trọng xảy ra cùng lúc gây cảm giác lo âu, căng thẳng hoặc phấn khích tột độ có thể gây ra mất ngủ cấp tính. Ngoài ra, mất ngủ cấp tính cũng có thể có một số nguyên nhân từ các yếu tố thể chất như chấn thương hoặc sử dụng một loại thuốc nào đó.
Trong khi đó, mất ngủ trong dài hạn, mất ngủ mạn tính có thể liên quan đến một số rối loạn trong sức khỏe tâm thần, một số xáo trộn trong chu kỳ ngủ - thức hoặc một tình trạng bệnh lý mãn tính nào đó trong cơ thể có tác động đến giấc ngủ. Xác định được nguyên nhân gây ra mất ngủ rất quan trọng cho việc quản lý và điều trị mất ngủ.
Mất ngủ có thể xảy ra với mọi độ tuổi, thậm chí với cả trẻ sơ sinh dù hiếm gặp. Tuổi dậy thì và người trẻ khi bị mất ngủ thường có xu hướng khó đi vào giấc ngủ. Trong khi đó, ở các lứa tuổi lớn hơn, chứng mất ngủ thường biểu hiện thông qua việc khó duy trì giấc ngủ. Dù là dạng nào thì đều có những tác động tiêu cực đến sức khỏe thề chất và tinh thần.
Mất ngủ lâu dài dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, từ đó dẫn đến một số nguy cơ mắc các bệnh tật khác nghiêm trọng hơn như: bệnh tim, đột quỵ, một số loại bệnh ung thư, tăng cân, nhanh lão hóa da, giảm mật độ xương, giảm khả năng nhận thức và tư duy. Ngoài ra mất ngủ mãn tính có dẫn đến một số tình huống nguy hiểm như gây tai nạn và chấn thương trong công việc hay lái xe.
Rối loạn mất ngủ là phổ biến nhất trong các loại rối loạn giấc ngủ. Thống kê cho thấy có khoảng từ 6 -10% dân số có đủ các đặc điểm của chứng mất ngủ mãn tính và rất nhiều người bị mất ngủ cấp tính.
Mất ngủ tự thân nó được xác định như một loại rối loạn giấc ngủ hơn là một bệnh tâm thần. Tuy nhiên, mất ngủ thường là một triệu chứng quan trọng của một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần nào đó như rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc là triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Điều trị mất ngủ do vậy thường có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị một số chứng bệnh tâm thần.
Mặt khác, liệu mất ngủ có là nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần hay không? Nhìn chung mất ngủ không kích hoạt các triệu chứng tâm thần. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu ngủ nghiêm trọng khi mất ngủ liên tục nhiều ngày có thể gây ra các ảo giác về thị giác hoặc thính giác, hoang tưởng và một số đặc điểm của rối loạn tâm thần. Mất ngủ cũng rất phổ biến ở người bị tâm thần phân liệt và có liên quan đến sự khởi phát hoặc tái phát của chứng bệnh này.
Mất ngủ mãn tính thường đi kèm với trầm cảm. Một số chuyên gia còn đề nghị xem mất ngủ như một triệu chứng quan trọng nhất của rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là giữa mất ngủ và trầm cảm thì cái nào gây ra cái nào hay cả hai cùng tác động lên nhau, cái này có làm trầm trọng cái kia hay không vẫn chưa được giải thích thỏa đáng.
Mãn kinh có thể gây ra một số vấn đề cho giấc ngủ ở phụ nữ. Mất ngủ nói chung có xu hướng gia tăng đắng kể ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và tiếp diễn sau khi mãn kinh. Khoảng ¼ phụ nữ tiền mãn kinh cho biết gặp khó khăn khi đi ngủ, trong khi 30% phụ nữ ở độ tuổi này khó duy trì giấc ngủ mỗi đêm. Sau khi quá trình mãn kinh kết thúc, khoảng 25% phụ nữ vẫn còn gặp khó khăn khi ngủ.
Câu trả lời là có. Mang thai và một số tình trạng sức khỏe đi kèm khi mang thai tác động khá nhiều đến giấc ngủ của người mẹ. Khi mang thai nhiều thay đổi diễn ra trong cơ thể làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến người mẹ bao gồm cả thể chất, nội tiết tố và tâm lý. Những tác động này ảnh hưởng đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày và làm cho người mang thai khó khăn để ngủ đủ giấc và ngủ ngon.
Căng thẳng được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mất ngủ, đặc biệt là các chứng mất ngủ do hoàn cảnh tác động hoặc mất ngủ cấp tính. Lo âu cũng làm trầm trọng thêm mất ngủ và tiếp tục tạo ra một cái vòng mất ngủ lẩn quẩn.
Các sự kiện đau buồn cũng kích hoạt sự căng thẳng, cảnh giác cao độ, lo âu có tác động mạnh đến giấc ngủ. Trầm cảm hoặc lo nghĩ quá nhiều mà không nói ra được có thể góp phần làm cho chứng mất ngủ thêm dai dẳng. Trong nhiều tình huống, các nạn nhân của một sự kiện đau thương sợ đi ngủ vì họ sợ trong lúc ngủ mình có thể bị làm hại, tổn thương một lần nữa.
Điều trị mất ngủ bằng cách uống thuốc phù hợp với các cơn mất ngủ trong ngắn hạn như các trường hợp rối loạn giấc ngủ do lệch múi giờ hoặc một số xáo trộn trong nhịp ngủ thức thông thường. Tuy nhiên, với các chứng mất ngủ diễn ra trong dài hạn hoặc mất ngủ mãn tính, việc dùng thuốc có thể trở nên nguy hiểm cho sức khỏe hoặc tạo thành các thói quen lệ thuộc vào thuốc. Do đó, các chuyên gia thường đề nghị phương pháp tâm lý liệu pháp thay đổi hành vi cho mất ngủ mạn tính.
Phương pháp tâm lý liệu pháp thay đổi hành vi cho mất ngủ mạn tính (CBT-I) nhắm tới loại bỏ, thay đổi các suy nghĩ tiêu cực đã góp phần gây ra mất ngủ dai dẳng. Phương pháp này cũng nhắm đến thay đổi các hành vi không lành mạnh cho giấc ngủ như ngủ nướng vào cuối tuần hay làm việc trên giường ngủ.
COVID-19 có tác động mạnh đến giấc ngủ và có gây mất ngủ ở nhiều người. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có ai hiểu được tại sao. Các chuyên gia vẫn đang tiếp tục tìm hiểu một cách chính xác xem COVID-19 ảnh hưởng đến cơ thể và não bộ người bệnh như thế nào. Nhiều chuyên gia cho rằng chính sự căng thẳng chung của mọi người trong đại dịch có thể góp phần quan trọng trong hiện tượng mất ngủ khi mắc COVID-19.
Nguồn tham khảo
Overcoming Insomnia | Psychology Today
Insomnia: What It Is, Causes, Symptoms & Treatment (clevelandclinic.org)