Nam giới có một số phản ứng và trải nghiệm khác với nữ giới khi bị mất ngủ, cũng như cách thức phòng tránh và điệu trị.
Bài cùng thể loại

Trầm cảm, lo âu thường thường đi đôi cùng chứng mất ngủ. Theo các chuyên gia, nam giới thường ít bộ lộ những cảm xúc tiêu cực này và do vậy cũng ít tìm kiếm sự hỗ trợ hơn. Bên cạnh đó, nam giới cũng ít tìm kiếm sự chăm sóc y tế hơn để giải quyết tình trạng mất ngủ.

Sự thiếu hụt giấc ngủ diễn ra thường xuyên ở nam giới và những người được xác định là nam ở thời điểm sinh ra (AMAB) sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tật nghiêm trọng hơn như tiểu đường loại 2 và cao huyết áp. Thực tế cả 2 tình trạng sức khỏe này (tiểu đường, huyết áp) đều khá phổ biến ở những người AMAB.

Mất ngủ còn dẫn đến bệnh tim, vốn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới và AMAB nói chung tại Hoa Kỳ.

Những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nam giới

Có nhiều nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nam giới. Công việc qua bận bịu, có con, nhảy việc, thăng tiến trong sự nghiệp, tuổi tác… đều có thể gây ra mất ngủ, thiếu ngủ ở nam giới.

Một số thói quen hàng ngày của nam giới thường không tốt cho vệ sinh giấc ngủ. Ngủ trưa nhiều, uống rượu bia trước khi đi ngủ và giờ giấc đi ngủ lộn xộn không cố định đều có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Một số chứng rối loạn giấc ngủ khác cũng góp phần gây ra mất ngủ. Điển hình ở nam giới là chứng ngưng thở khi ngủ và ngủ rũ thường gặp khá phổ biến có thể làm gia tăng nguy cơ rối loạn mất ngủ.

Ngoài ra nam giới còn có khả năng bị hội chứng giấc ngủ đến trễ (Delayed sleep phase syndrome - DSPS) nhiều hơn. Đây là hội chứng khiến đồng hồ sinh học của bạn bị đảo lộn, khiến bạn không ngủ được mặc dù rất mệt mỏi.

Bên cạnh đó, cùng tuổi tác, nam giới còn bị suy giảm hormone sinh dục nam testosterone, làm giảm năng lượng sống và gây ra mất ngủ cùng một số thay đổi trong cách ngủ. Liệu pháp thay thế, bổ sung tetosterone lại dẫn đến khả năng gây ra ngưng thở khi ngủ ở nam giới. Đây là bệnh lý phổ biến ở nam giới từ tuổi trung niên trở lên, làm gián đoạn giấc ngủ và tăng nguy cơ mắc các bệnh tật khác.

Ở chiều ngược lại, các tác động do chứng ngưng thở khi ngủ gây ra lại dẫn đến suy giảm mức tetosterone. Ngay cả khi không bị ngưng thở khi ngủ, lượng testosterone thấp vẫn có thể làm bạn giảm số giờ ngủ. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn hiểu được tại sao điều này xảy ra.



Những tác nhân gây ra mất ngủ

Một số nguy cơ mất ngủ dường như do “trời định”, bạn không thể làm được gì với chúng, nằm ngoài khả năng giải quyết của bạn như: giới tính, tuổi tác, di truyền. Hầu hết nam giới nói chung đều có nhiều nguy cơ bị mất ngủ và nguy cơ này tăng cao dần theo tuổi tác.

Ngoài ra một số tình trạng bệnh lý tiềm ẩn cũng có thể gây ra mất ngủ ở nam giới như:

  • Căng thẳng và lo lắng
  • Trầm cảm
  • Hội chứng chân không yên
  • Một số chứng đau mãn tính
  • Chấn thương tâm lý
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Bệnh hen suyễn
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim
  • Bệnh cường giáp
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh Alzheimer
  • Bệnh ung thư

Một số loại thuốc có thể giúp can thiệp tình trạng mất ngủ như:

  • Thuốc giảm đau và các loại chất có chứa caffeine
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc
  • Theophylline, albuterol và các loại thuốc trị hen suyễn khác
  • Prednisone và các steroid khác.

Làm thế nào phát hiện chứng mất ngủ?

Khá nhiều người, đặc biệt là nam giới hầu như không ý thức được là họ đang mắc chứng mất ngủ. Một số dấu hiệu cần lưu tâm nếu chúng diễn ra thường xuyên như:

  • Khó đi vào giấc ngủ
  • Thức giấc giữa đêm hoặc thức giấc quá sớm.
  • Vẫn cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy.
  • Khó tập trung và dễ cáu gắt vì mệt mỏi.

Khi gặp các triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán cho bạn thông qua các câu hỏi về thói quen ngủ thức, thực hiện bài kiểm tra thể chất và cả xét nghiệm máu nếu cần thiết để nhận diện bệnh mất ngủ.

Điều trị mất ngủ ra sao?

Một số chứng mất ngủ có thể điều trị được bằng cách vệ sinh giấc ngủ tốt như:

  • Hạn chế chất có cồn và café 6 giờ trước khi đi ngủ.
  • Không tập thể dục nặng ít nhất 2 giờ trước giờ đi ngủ.
  • Hạn chế ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
  • Đừng cố ngủ và trằn trọc trên giường nếu bạn không  ngủ được. Hãy ngồi dậy và làm một việc gì khác một thời gian.
  • Tránh ngủ trưa quá lâu hoặc ngủ nhiều các giấc ngủ ngắn khác trong ngày.

Nếu sau vài tuần không có gì tiến triển, bạn nên đến gặp các chuyên gia để can thiệp. Họ có thể kê cho bạn một số đơn thuốc sử dụng trong vài tuần. Ngoài ra họ cũng có thể giới thiệu một số phương pháp khác như phương pháp trị liệu hành vi nhận thức.

 

Nguồn tham khảo

Insomnia in Men: Symptoms, Causes, Treatment (healthline.com)

Common Side Effects of Low Testosterone in Men (healthline.com)

Xem nhiều
Bản quyền © 2024 Bác sĩ giấc ngủ