Bệnh mất ngủ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực lên sức khỏe, cuộc sống và công việc của bạn. Thay vì chịu đựng hết đêm này tới đêm khác, bạn có nhiều cách hiệu quả để điều trị nhằm cải thiện và vượt qua bệnh mất ngủ.
Bài cùng thể loại

Chẩn đoán bệnh mất ngủ như thế nào?

Để chẩn đoán mất ngủ, các bác sĩ thường sử dụng nhiều phương pháp, trong đó có việc tìm hiểu về tiền sử bệnh tật của bạn, các triệu chứng bệnh tật mà bạn đang có, hoàn cảnh sống, thói quen sinh hoạt bao gồm cả thói quen đi ngủ và thức dậy và một số thông tin khác.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện một số loại test giúp chẩn đoán mất ngủ. Thực tế không có loại xét nghiệm nào có thể chỉ ra bệnh mất ngủ một cách trực tiếp. Các xét nghiệm chỉ giúp loại trừ ra một số tình trạng bệnh lý có triệu chứng gần giống như mất ngủ. Các loại xét nghiệm thường được sử dụng là:

  • Xét nghiệm đo đa ký giấc ngủ tại cơ sở điều trị và tại nhà.
  • Xét nghiệm đo actigraphy (hoạt động kế): được thực hiện thông qua một thiết bị đeo trên cổ tay, qua đó ghi nhận các hoạt động của bạn.
  • Xét nghiệm đo thời gian vào giấc nhiều lần, tên gọi khác là nghiệm pháp đa tiềm thời giấc ngủ (Multi sleep latency test – MSLT)

 

Điều trị bệnh mất ngủ

Có nhiều cách điều trị bệnh mất ngủ, từ thay đổi lối sống cho đến điều trị bằng thuốc men. Có 3 cách tiếp cận chính trong điều trị mất ngủ là:

  • Thực hành vệ sinh giấc ngủ thông qua việc thiết lập và thực hành các thói quen ngủ lành mạnh.
  • Điều trị bằng thuốc có thể giúp bạn dễ ngủ và dễ duy trì giấc ngủ.
  • Liệu pháp tâm lý thay đổi hành vi trong điều trị mất ngủ.

Phương pháp uống thuốc không phải đều có tác dụng như nau với tất cả mọi người. Một số loại thuốc điều trị có thể tương tác với một số loại thuốc khác. Tuổi tác, tình trạng sức khỏe cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điểu trị.

Các loại thuốc kê toa cho bệnh mất ngủ

Có một số loại thuốc có thể trị mất ngủ. Tùy vào khu vực bạn đang sống ở đâu, một số loại thuốc có thể bị hạn chế về mặt pháp lý do các tác động của chúng. Trong số này có các loại thuốc bị kiểm soát sử dụng bao gồm:

  • Benzodiazepines: đây là nhóm thuốc an thần có thể gây nghiện như  estazolam, quazepam (Doral®), temazepam (Restoril®) and triazolam (Halcion®).
  • Nhóm thuốc ngủ “Z-drug” như eszopiclone (Lunesta®), zaleplon (Sonata®) and zolpidem (Ambien®). Các chuyên gia thường xếp các loại thuốc này vào nhóm Benzodiazepines do đặc tính giống nhau.
  • Thuốc đối kháng thụ thể orexin kép (DORAs): orexin là một loại chất kích thích sự tỉnh táo có trong não của bạn. Bằng cách không cho orexin hoạt động, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ. Các loại thuốc nhóm này như: suvorexant (Belsomra®), lemborexant (Dayvigo®) and daridorexant (Quviviq®). Các thuốc này hiện chưa có ở Việt Nam
  • Thuốc chống động kinh như gabapentin (Neurontin®) và pregabalin (Lyrica®) sử dụng để điều trị các tình trạng bệnh lý như hội chứng chân không yên khiến bạn không ngủ được.

Một số loại thuốc không bị kiểm soát sử dụng như:

  • Thuốc an thần chống trầm cảm như doxepin (Silenor®) and amitriptyline (Elavil®), and trazodone.
  • Melatonin và một số loại thuốc tương tự. Việc sử dụng melatonin, tùy theo mức độ nhiều hay ít, mà cần phải kê toa hoặc không kê toa. Không uống nhiều hơn lượng được chuyên gia chỉ định. Liều lượng trên 10mg có thê gây hại.

Các loại thuốc không kê toa

Thuốc kháng histamine điều trị dị ứng cũng có thể khiến bạn buồn ngủ như: diphenhydramine và doxylamine.

Các loại thảo dược và thực phẩm chức năng

Một số loại thảo dược và thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ điều trị mất ngủ. Một số loại được sử dụng khá phổ biến, nhưng bạn đừng vì vậy mà nghĩ rằng nó an toàn cho tất cả mọi người. Nên trao đổi với chuyên gia điều trị về việc sử dụng các loại thảo dược và các chất hỗ trợ này sẽ giúp bạn tránh tác dụng phụ cũng như tránh việc chúng tương tác không mong muốn với các loại thuốc khác.

Liệu pháp tâm lý thay đổi hành vi trong điều trị mất ngủ

Liệu pháp tâm lý thay đổi hành vi trong điều trị mất ngủ là phương pháp được chứng minh có hiệu quả nhất để cải thiện giấc ngủ. Các chuyên gia sẽ thông qua các buổi tư vấn để giúp bạn hiểu đúng về giấc ngủ, mất ngủ, giúp bạn giải toả được những lo lắng băn khoăn về mất ngủ, giúp bạn thực hành được vệ sinh giấc ngủ và hướng dẫn thực hiện các kỹ thuật giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ qua đó cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

Ngăn ngừa mất ngủ được không?

Một số nguyên nhân mất ngủ có thể  ngăn ngừa được, trong khi một số khác hiện tại vẫn chưa thể hiểu được một cách chính xác. Khi không thể ngăn ngừa một cách hoàn toàn mất ngủ, bạn chỉ có thể thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện và sống chung với nó.

Sống chung với bệnh mất ngủ như thế nào?

Bạn có thể thực hiện một số cách thức sau để có thể đối phó lâu dài với bệnh mất ngủ, cũng như cải thiện chung mọi mặt của giấc ngủ:

  • Sắp xếp và thực hiện đều đặn một lịch trình ngủ - thức lành mạnh, ngay cả những dịp lễ tết, cuối tuần. Tránh các giấc ngủ ngắn, chợp mắt vào buổi chiều muộn hoặc đầu buổi tối có thể làm xáo trộn nhịp sinh học ngủ - thức của bạn.
  • Thư giãn đầu óc. Bỏ các mối lo qua một bên khi lên giường. Tạo một khoản thời gian đệm sau khi kết thúc công việc và trước thời điểm đi ngủ, giúp bạn có  một trạng thái tinh thần dễ chịu để ngủ. Nếu không ngủ được, bạn nên làm một việc gì đó để thư giãn thay vì cứ nằm trằn trọc trên giường.
  • Tạo sự thoải mái dễ chịu nơi không gian ngủ như bố trí ánh sáng vừa phải, nhiệt độ mất mẻ và có thể cả âm thanh nhẹ nhàng bằng một bản nhạc nào đó.
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử khi ngủ. Ánh sáng từ các thiết bị điện tử có thể  đánh lừa não của bạn rằng chưa phải thời gian đi ngủ, từ đó ức chế não không tiết ra các chất gây buồn ngủ.
  • Để ý đến các loại đồ ăn thức uống vốn dĩ có tác động mạnh đến giấc ngủ.
  • Tập luyện thể thao, sống năng động sẽ có các tác động tích cực đến giấc ngủ.
  • Nếu bị mất ngủ dai dẳng, hãy đến các cơ sở điều trị thích hợp.

Khi nào thì cần can thiệp y tế với bệnh mất ngủ?

Mất ngủ nói chung không gây ra quá nhiều nguy hiểm. Mọi người bị mất ngủ thường sẽ mệt mỏi vào hôm sau, tuy nhiên nếu được ngủ lại đầy đủ sau đó, mọi thứ sẽ hồi phục trở lại. Đó có thể là lý do vì sao rất nhiều người chấp nhận chịu đựng mất ngủ lâu dài, thay vì phải tìm kiếm một giải pháp nào đó để giải quyết.

Mất ngủ mãn tính có thể gây nhiều rối loạn cho cơ thể. Mặc dù không quá nghiêm trọng, nhưng mất ngủ mãn tính cũng mang lại một số tác động tiêu cực lên sức khỏe và chất lượng cuộc sống, công việc của bạn.

Những loại mất ngủ ngắn hạn thường sẽ hết sau 3 tháng, trong khi mất ngủ mãn tính thường kéo dài hơn 3 tháng. Nguyên nhân của mất ngủ thì khác nhau rất nhiều, do đó mất ngủ kéo dài trong bao lâu cũng vô chừng và thay đổi theo thời gian.

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu chứng mất ngủ kéo dài nhiều đêm hoặc nó có tác động đến các hoạt động hàng ngày của bạn. Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ nếu có những dấu hiệu như:

  • Có những cơn buồn ngủ khó cưỡng lại được vào ban ngày.
  • Bạn ngủ quên trong thời gian lẽ ra phải thức, đặc biệt là ngủ quên khi đang làm việc hoặc lái xe.
  • Khi bạn gặp một số vấn đề sức khỏe tâm thần khác tác động đến giấc ngủ của bạn.

 

Nguồn tham khảo

Insomnia: What It Is, Causes, Symptoms & Treatment (clevelandclinic.org)

Overcoming Insomnia | Psychology Today

Xem nhiều
Bản quyền © 2024 Bác sĩ giấc ngủ