Ngược dòng lịch sử hơn 100 năm trước, năm 1899 nhà tâm lý học Sigmund Freud đã cho xuất bản cuốn sách mang tính đột phá “Giải thích những giấc mơ”. Theo đó, Freud cho rằng giấc mơ có bản chất là những ẩn ức về các mong muốn, khao khát chưa được thỏa mãn trong đời sống thực của người mơ. Theo Freud về cơ bản, giấc mơ được tạo thành từ 2 loại thông tin cơ bản là:
Nhà tâm lý học Sigmund Freud (1856 - 1939)
Theo lý thuyết của Freud, mọi người có thể tìm ra những ý nghĩa ngầm ẩn giấu đằng sau những giấc mơ bằng một phương pháp gọi là liên kết tự do (các ý tưởng) (free assocation). Theo phương pháp này, bạn sẽ nói một cách cởi mở về tất cả mọi thứ, sự vật, biểu tượng… có liên quan đến các hình ảnh và sự kiện đã gặp trong giấc mơ. Bằng cách này, bạn sẽ bộc lộ những mong ước thầm kín ẩn giấu sâu trong tiềm thức của mình.
Tiếp đến có thể kể đến Carl Jung. Cũng như Freud, Jung cho rằng giấc mơ bắt rễ sâu từ trong cõi vô thức của con người và có thể giúp chữa lành nhiều vấn đế cho người mơ nếu hiểu đúng ý nghĩa của giấc mơ.
Theo phương pháp của Jung, giấc mơ thể hiện cái cách mà một cá nhân đánh mất sự cân bằng trong đời sống của mình. Theo cách phân tích của Jung, mỗi khía cạnh của giấc mơ đều thể hiện một điều gì đó trong tâm lý người mơ. Do vậy có thể xem giấc mơ là một nỗ lực của người mơ để giao tiếp, liên lạc với chính bản thân mình về những điều thầm kín đã cản trở họ phát triển một cách đầy đủ và toàn diện.
Các nghiên cứu giấc mơ hiện đại thường tập trung vào cách thức mà người mơ phản ứng lại với nội dung của giấc mơ cả trong lúc mơ và lúc tỉnh dậy. Phương pháp này thường được gọi là lý thuyết giấc mơ đồng sáng tạo.
Cốt lõi của phương pháp này là ý tưởng cho rằng ý nghĩa của giấc mơ không nằm trong chính giấc mơ, thay vào đó, bạn sáng tạo ra ý nghĩa của giấc mơ bằng cách phân tích những phản ứng của mình với các hình ảnh sự kiện có trong giấc mơ.
Có thể hiểu đơn giản hơn bằng một ví dụ như: bạn chia sẻ với người điều trị của mình về cái cách mà cái tôi trong giấc mơ (dream ego) cảm giác như thế nào khi bắt đầu giấc mơ. Cái tôi trong giác mơ là cái phiên bản, nhân vật mà bạn đóng vai trong giấc mơ. Tiếp đó bạn cùng nhà trị liệu sẽ phác thảo nên cốt truyện cơ bản mà giấc mơ để kể, bỏ qua các tiểu tiết như thời gian, địa điểm. Sau đó bạn thử kiểm tra xem cái tôi của bạn đẽ phản ứng thế nào với các sự kiện trong giấc mơ.
Bạn sẽ đặt những câu hỏi như: “Tôi phản ứng như thế nào trước những hiểm họa đặt ra trong giấc mơ?” Hay “Những hình ảnh trong giấc mơ đã thay đổi như thế nào trước cảm xúc và hành động của tôi?”. Sau cùng, bạn và nhà trị liệu sẽ cùng khám phá ra liệu trong cuộc sống thực, bạn có đang sử dụng các phản ứng và chiến thuật tương tự hay không, và chúng có thành công hay thất bại trong cuộc đời thực.
Giải thuyết của Calvin S. Hall năm 1950 cho rằng giấc mơ cũng giống như một vở diễn, dựa trên chất liệu là cái cách mà người mơ ý thức về bản thân mình, về những người xung quanh, về các động lực và xung đột, vể chính môi trường sống của chính họ.
Các lý thuyết hiện đại lý giải giấc mơ thường tập trung vào cách tiếp cận khoa học thần kinh với các ý tưởng cốt lõi như:
Nội dung của giấc mơ có thể giúp người mơ giải quyết nhiều khó khăn đặt ra trong cuộc sống. Những giấc mơ trong giấc ngủ REM ví dụ, có thể giúp não xử lý các trải nghiệm thu nhận được khi thức và quản lý cảm xúc.
Trong khi đó, một nghiên cứu mới đây của William Domhoff’s năm 2018 kết hợp việc nghiên cứu nội dung giấc mơ và chụp ảnh não cũng như đo điện não đồ lại cho thấy giấc mơ hầu như không có một chức năng cụ thể nào và có thể nó chỉ là một sản phẩm phụ trong hoạt động của não.
Bạn có thể tự áp dụng một số phương pháp và nguyên tắc trong nghiên cứu để thử phân tích giấc mơ của mình. Mốt số phương pháp đòi hỏi bạn phải chia sẻ với nhóm hoặc với chuyên gia trị liệu .
Mô hình đánh giá giấc mơ Ullman
Theo mô hình của Montague Ullman, giấc mơ có thể được đánh giá thông qua các bước cơ bản như sau:
Lý thuyết của Ulman cho rằng nội dung giấc mơ có thể cung cấp cái nhìn sâu hơn về chính mình để giúp một người có thể thật hơn với chính mình trong cuộc đời thực.
Mô hình khám phá – thấu hiểu – hành động Hill
Mô hình khám phá – thấu hiểu – hành động (Hill’s exploration-insight-action model) của giáo sư Clara Hill, đại học Maryland diễn giải giấc mơ thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa người mơ và người trị liệu. Quy trình các bước thực hiện sẽ bao gồm:
Mô hình diễn giải giấc mơ của Hill nhắm đến thay đổi nhận thức – hành vi trong cuộc sống của người mơ và một kế hoạch hành động dựa trên nội dung của giấc mơ.
Nguồn tham khảo
Interpreting Dreams: Analysis Theories Plus 9 Common Dreams (healthline.com)