Khi chúng ta ngủ, não vẫn hoạt động tạo thành những hình ảnh thoáng qua. Chúng có thể là nhạt nhòa, có thể vô cùng sống động, có thể vô nghĩa hoặc có vẻ như đang tiên tri một điều gì đó, có thể là yên lành mà cũng có thể là vô cùng đáng sợ.
Nhiều nghiên cứu đã được các nhà khoa học thực hiện, mặc dù vậy tại sao chúng ta mơ vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng ghi nhận được một vài loại giấc mơ, khuôn mẫu giấc mơ phổ biến và một số yếu tố làm hình thành các giấc mơ.
Theo các chuyên gia, mỗi người bình thường mơ từ 4-6 lần mỗi đêm. Bạn có thể ngạc nhiên về đều này, tuy nhiên đó là do bạn quên hầu hết các giấc mơ sau khi thức dậy. Các giấc mơ diễn ra trong suốt chiều dài giấc ngủ mỗi đêm, tuy nhiên chỉ có giấc mơ trong giấc ngủ REM là sinh động nhất và có thể nhớ lại nội dung sau khi thức giấc.
Thống kê cho thấy có đến 65% yếu tố của giấc mơ có liên quan đến những trải nghiệm thu nhận được khi thức giấc. Nếu bạn đang bị căng thẳng trong công việc, giấc mơ của bạn có thể sẽ diễn ra tại công sở và có nhiều đồng nghiệp cùng xuất hiện trong đó. Nếu bạn mới hẹn hò lần đầu tiên, giấc mơ của bạn có thể sẽ mang nhiều điều lãng mạng ngọt ngào hoặc cũng có thể là đầy những lo lắng.
Giấc mơ “tiêu chuẩn” có thể hiểu đơn giản là loại giấc mơ bình thường và phổ biến nhất, thường gặp trong chúng ta. Một giấc mơ “tiêu chuẩn” sẽ có các đặc điểm như sau:
Ác mộng là những giấc mơ phiền toái, đáng sợ, xảy ra thường xuyên với hầu hết chúng ta. Đến nay vẫn chưa có một lý giải nào thỏa đáng về nguyên nhân gây ra ác mộng.
Một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra ác mộng như:
Thống kê cho thấy những người trải qua nhiều căng thẳng hoặc gặp một số vấn đề trong sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu thường có những giấc mơ rất đáng sợ. Khoảng 71% người mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) thường gặp những cơn ác mộng lặp đi lặp lại nếu không được điều trị.
Ngoài ra các nghiên cứu đều cho thấy các khuôn mẫu phổ biến của các cơn ác mộng thường thấy là: cái chết hoặc hấp hối, bị đánh - bạo lực về thể chất, bị săn – bị rượt đuổi.
Giấc ngủ kinh hoàng (night terror) là một loại rối loạn giấc ngủ xảy ra phổ biến ở trẻ em. Người lớn cũng có thể mắc phải nhưng ít hơn.
Người mắc chứng giấc ngủ kinh hoàng thường thức dậy đầy hoảng hốt khi đang ngủ, nhưng họ lại rất mơ hồ về giấc giấc mơ vừa trải qua. Hầu hết là họ không thể nhớ được gì trong các giấc mơ. Giấc ngủ kinh hoàng có thể có nhiều biểu hiện như:
Giấc ngủ kinh hoàng không phải là một loại giấc mơ bình thường. Nó là một dạng bệnh lý rối loạn giấc ngủ.
Điều khác biệt giữa ác mộng và giấc ngủ kinh hoàng bao gồm:
Giấc mơ sáng suốt (Lucid dream) là những giấc mơ mà bạn ý thức được mình đang mơ, đang ở trong một giấc mơ. Lucid dream thường diễn ra trong giấc ngủ REM.
Giấc mơ sáng suốt thường không phổ biến bằng giấc mơ sống động. Một nghiên cứu cho thấy có khoảng 55% người có từng mơ giấc mơ sáng suốt ít nhất 1 lần trong đời.
Trong một số trường hợp, bạn có thể kiểm soát được giấc mơ sáng suốt nếu bạn tập luyện. Điều này giúp bạn có thể biến đổi được nội dung của giấc mơ. Phương pháp này rất hữu dụng nếu bạn thường xuyên gặp những cơn ác mộng lặp đi lặp lại.
Giấc mơ sống động (Vivid dream) là những giấc mơ rất chân thực và làm bạn nhớ rất lâu sau khi thức giấc. Vivid dream thường diễn ra trong giấc ngủ REM. Hầu hết mọi người đều có những giấc mơ sống động, tuy nhiên những người đang gặp căng thẳng hoặc phụ nữ mang thai thường có nhiều giấc mơ sống động hơn.
Mơ ngày (Daydreams) hay còn được gọi đơn giản là mơ mộng có điểm khác biệt chính với các loại giấc mơ khác là nó diễn ra ngay khi bạn đang thức.
Daydreams thường diễn ra một cách có ý thức, tuy nhiên khi mơ mộng bạn thường sẽ rơi vào trạng thái lơ mơ, không hoàn toàn tỉnh táo và không nhận thức được mọi thứ xung quanh đang diễn ra. Đó là khi trạng thái tinh thần của bạn tập trung hay đắm chìm vào những hình hình ảnh và suy nghĩ trong đầu.
Nội dung của mơ mộng thường là có liên quan đến nhiều người xung quanh. Một số nghiên cứu cho rằng nếu bạn mơ mộng về những người mình biết rõ thường là tín hiệu về những điều tốt đẹp, trong khi nếu bạn mơ mộng có liên quan đến những người không thân thiết thì thường là một tín hiệu về sự cô đơn và không hạnh phúc.
Những giấc mơ lặp lại (Recurring dreams) là những giấc mơ lặp lại nội dung nhiều hơn một lần, thường mang những nội dung phổ biến như: bị rượt đuổi, đối đầu, té ngã, bị đông cứng lại vì sợ hãi…
Có những giấc mơ lặp lại có nội dung ôn hòa, tuy nhiên cũng có những giấc mơ lặp lại là những cơn ác mộng tái diễn thường xuyên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần hay các loại chất, dược phẩm sử dụng.
Thức giấc giả (False awakenings) là loại giấc mơ mà người mơ tưởng rằng mình đã thức giấc, nhưng thật ra họ vẫn đang ngủ mơ. Cảm giác thức giấc đó chỉ là một phần nội dung của giấc mơ mà thôi.
Tỉnh thức giả thường xảy ra kèm với các giấc mơ sáng suốt hoặc chứng tê liệt khi ngủ (Sleep paralysis)
Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về những giấc mơ chữa lành (Healing dreams) này. Tuy nhiên, healing dreams có những đặc điểm phổ biến như sau:
Là những giấc mơ nói trước về một sự kiện trong tương lai. Nếu bạn mơ thấy điều gì đó rồi sau đó chúng xảy ra thật ngoài đời thực, bạn sẽ cảm giác rằng có lẽ giấc mơ tiên tri đã báo trước cho bạn.
Trong lịch sử, đã có nhiều ghi nhận về việc giấc mơ tiên tri truyền đạt trí tuệ hoặc báo trước tương lai. Bên cạnh đó, một số nền văn hóa vẫn xem giấc mơ như là cầu nối để tiếp nhận thông tin từ thế giới tâm linh.
Hiện này, hầu như không có cách nào để khẳng định giấc mơ có phải là một điềm báo trước nào hay không. Điều đó tùy thuộc vào cách mà bạn tin.
Một số ý kiến cho rằng, giấc mơ tiên tri thực ra là tiềm thức của bạn đang dự đoán một kết quả nào đó trong tương lai và nó khiến bạn mơ về điều đó để chuẩn bị trước cho kết quả sẽ xảy ra.
Nguồn
10 Types of Dreams and What They May Indicate (healthline.com)