Hầu hết chúng ta đều mơ khi ngủ. Sẽ là không bình thường nếu bạn hoàn toàn không mơ bao giờ khi ngủ. Dù vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng giấc mơ là một phần quan trọng trong sức khỏe giấc ngủ. Giấc mơ có tác động đến giấc ngủ theo nhiều cách có lợi và cả có hại.
Bài cùng thể loại

Dù chưa chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các giấc mơ có một chức năng quan trọng trong các quá trình nhận thức, cảm xức, tư duy và trí nhớ. Theo giả thuyết này, nhiều chuyên gia tin rằng giấc mơ vừa phản ánh chất lượng giấc ngủ vừa góp phần vào chất lượng giấc ngủ. Các giấc mơ xấu là một ví dụ, với nội dung đầy những mối nguy, sợ hãi, đau thương có tác động không tốt đến sức khỏe giấc ngủ.

Ác mộng tác động đến giấc ngủ như thế nào?

Ác mộng là một ví dụ điển hình của những giấc mơ xấu. Trong khi bản thân các giấc mơ xấu vẫn còn tương đối ôn hòa, ác mộng khiến bạn phải giật mình thức giấc và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Sẽ là một vấn đề nghiêm trọng nếu chúng xuất hiện một cách thường xuyên vài lần mỗi tuần hoặc thậm chí vài lần trong một đêm.

Rối loạn ác mộng thường được định nghĩa là sự xuất hiện thường xuyên của ác mộng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như cảm xúc và suy nghĩ của một người vào ban ngày. Người mắc chứng rối loạn này thường có những giấc ngủ không bình yên với nhiều lần thức giấc và khó quay trở lại giấc ngủ.

Người mắc rối loạn ác mộng có xu hướng sợ đi ngủ khiến họ có nguy cơ bị mất ngủ mãn tính hoặc thiếu ngủ trầm trọng. Nếu nhận thấy mình gặp ác mộng nhiều hơn 1 lần vào mỗi tuần, giấc ngủ bị gián đoạn cũng như cảm xúc, suy nghĩ và năng lượng trong ngày bị tiêu hao thì bạn nên nhờ đến sự can thiệp từ các chuyên gia.

Giấc mơ có ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường không ?

Trong một chừng mực nào đó, các giấc mơ có tác động đến các hoạt động sống cũng như sức khỏe của một người như:

  • Giấc mơ lành mạnh có thể là chỉ báo rằng bạn có một một giấc ngủ đủ chất lượng, cùng trạng thái tinh thần khỏe mạnh, cảm xúc tốt.
  • Những người nhớ được giấc mơ thường thể hiện một năng lực sáng tạo cao hơn. Tư duy sáng tạo có thể được tạo thành từ sự kết hợp giữa những chất liệu trong mơ và trong đời thực.
  • Những giấc mơ có thể mở rộng suy nghĩ và truyền cảm hứng cho tư duy của bạn.
  • Nhiều bằng chứng cho thấy giấc mơ có thể nâng cao trí nhớ và giúp dễ dàng nhớ lại những thông tin quan trọng.
  • Những người mắc chứng rối loạn tâm thần nào đó, như rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể gặp phải nhiều cơn ác mộng tái diễn nhiều lần.
  • Ác mộng có thể làm mất ngủ, tuột cảm xúc, mệt mỏi, khó khăn torng suy nghĩ và buồn ngủ ban ngày.

Để tránh các giấc mơ xấu cũng như ác mộng, bên cạnh việc nhờ can thiệp y tế, bạn cũng có thể thực hiện nhiều biện pháp vệ sinh giấc ngủ đơn giản như: Tập thư giãn trước khi ngủ, đừng xem những gì quá ghê sợ hay kích động trước khi ngủ, hạn chế sử dụng rượu bia, thiết lập giờ giấc ngủ nghỉ hợp lý và đều đặn và không để thiếu ngủ quá nhiều có thể khiến bạn ngủ nhiều giấc ngủ REM và mơ nhiều trong giai đoạn ngủ này.

Tư thế ngủ có ảnh hưởng đến nội dung của giấc mơ hay không?

Một số chuyên gia đặt giả thuyết rằng tư thế ngủ khác nhau có thể tạo ra các nội dung khác nhau trong giấc mơ. Điều này là do các tư thế nằm ngủ khác nhau tạo sức ép khác nhau lên các cơ quan trên cơ thể. Một nghiên cứu chỉ ra rằng người nằm nghiên bên trái có xu hướng gặp ác mộng nhiều hơn.  Bên cạnh đó, giấc mơ sống động (vivid dream), bao gồm ác mộng và các giấc mơ liên quan đến tình dục, thường gặp nhiều ở những người nằm sấp.

Tuy nhiên, những nghiên cứu này có hạn chế là chúng dựa vào những lời kể, báo cáo của tự thân người mơ, vốn thiên về chủ quan và thiếu chính xác. Đơn cử như có thể nhiều người đã đổi tư thế ngủ nhiều lần trong khi ngủ mà họ không hay biết. Thêm nữa, các nghiên cứu đều cho thấy tư thế ngủ hầu như không ảnh hưởng đến thời lượng ngủ của từng giai đoạn giấc ngủ.

Không bao giờ mơ có phải là bất thường hay không?

Theo các chuyên gia, có một hội chứng gọi là Charcot-Wilbrand khiến người mắc hoàn toàn không mơ gì, thường xảy ra sau khi có tổn thương não, thường có nguyên nhân do đột quỵ. Hội chứng này có đặc trưng là người mắc mất khả năng hồi tưởng, hình dung lại các hình ảnh.

Hầu hết chúng ta đều mơ khi ngủ, dù chúng ta không nhớ gì về những giấc mơ này. Nhiều người cho rằng họ thường xuyên bị khó ngủ nên không bao giờ mơ. Tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy. Dẫu bạn không có nội dung gì trong giấc mơ không có nghĩa là bạn không mơ. Hầu hết chúng ta không nhớ gì về giấc mơ, trừ khi chúng ta bị tỉnh dậy ngay từ trong giấc mơ.

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM có thể tạo ra những giấc mơ không bình thường. Thông thường, trong suốt giấc ngủ REM, các cơ hầu như tê cứng để người ngủ không múa may theo nội dung giấc mơ. Người mắc chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM lại ngược lại khi họ hầu như không bị tê liệt và có thể di chuyển, cử động trong lúc ngủ.

Chứng rối loạn này cũng không quá nguy hiểm, trừ phi bạn đấm ai đó trong giấc mơ sau đó đấm vào người ngủ cùng hoặc đấm vào tường làm cho người ngủ cùng hoặc chính mình bị chấn thương.

Rối loạn hành vi giấc ngủ REM cũng báo trước một số vấn đề sức khẻo nghiêm trong hơn như nguy cơ mắc bệnh Parkinson hoặc chứng mất trí nhớ thể Lewy.

Nguồn tham khảo

Dreams: What They Are and What They Mean (clevelandclinic.org)

How Do Dreams Affect Sleep Quality? | Sleep Foundation

Xem nhiều
Bản quyền © 2024 Bác sĩ giấc ngủ