Con người ngủ ngon hơn khi trời tối nhưng ánh sáng - vào đúng thời điểm - cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Mối liên hệ giữa ánh sáng và giấc ngủ ‘kỳ diệu’ hơn chúng ta nghĩ.
Bài cùng thể loại

Liệu pháp ánh sáng là gì?

Liệu pháp ánh sáng là ứng dụng của nguồn sáng nhân tạo trong việc điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan nhịp sinh học thông qua việc tiếp xúc trực tiếp. Trong đó người bệnh được tiếp xúc với thiết bị chuyên dụng là hộp trị liệu phát ánh sáng rực rỡ tương tự như ánh sáng mặt trời. Mục tiêu là thiết lập lại ‘đồng hồ sinh học’ của cơ thể, giúp người bệnh tỉnh táo vào ban ngày và cảm thấy dễ ngủ khi trời tối.

Y học hiện đại xem đây là liệu pháp an toàn và có ít tác dụng phụ. Liệu pháp ánh còn được gọi là liệu pháp quang học.

Liệu pháp ánh sáng hoạt động như thế nào?

Sử dụng liệu pháp ánh sáng khá đơn giản. Người bệnh tiếp xúc với hộp đèn hoặc tấm che đặc biệt. Ánh sáng được chiếu một cách gián tiếp chứ không phải trực tiếp, không có tia UV gây hại.

Thông thường, bệnh nhân sử dụng hộp đèn có cường độ ánh sáng 10.000 lux, ở khoảng cách  từ 40-60cm, thời gian từ 20 đến 40 phút. Nếu cường độ ánh sáng từ 2.500 lux trở xuống, thời gian thường kéo dài đến 2 giờ. Theo nghiên cứu, các phiên dài hơn có tác dụng mạnh hơn.

Khi được sử dụng nhất quán và theo chỉ định của bác sĩ,việc tiếp xúc với ánh sáng này sẽ giúp thiết lập lại nhịp sinh học của người bệnh, giúp ngủ sớm hơn vào ban đêm và ngủ ngon hơn.

Ảnh minh họa hộp đèn cho liệu pháp ánh sáng. 

Cơ sở khoa học của liệu pháp ánh sáng với giấc ngủ

Liệu pháp ánh sáng có đáng tin không? Đây là thắc mắc thường thấy của mọi người. Chúng ta biết nhịp sinh học của cơ thể gần như tuân theo chu kỳ 24 giờ giống như chu kỳ mặt trời. Chu kỳ này quyết định khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi, khi nào thấy tỉnh táo.

Thông qua việc cho mắt tiếp xúc với ánh sáng tương tự như ánh sáng mặt trời, liệu pháp ánh sáng giúp điều chỉnh lại nhịp sinh học theo chu kỳ của mặt trời. Cụ thể, các tế bào võng mạc của mắt sẽ cảm nhận được ánh sáng và tác động đến sự sản sinh melatonin và serotonin, là những chất có trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức.

Nhận thức về ánh sáng làm chậm quá trình sản xuất melatonin của não. Liệu pháp ánh sáng có xu hướng hiệu quả nhất khi thực hành hàng ngày vào buổi sáng.

Ứng dụng liệu pháp ánh sáng trong những trường hợp nào?

Với người bị mất ngủ, liệu pháp quang học có thể hữu ích trong việc giảm các vấn đề về giấc ngủ rối loạn giấc ngủ:  trầm cảm, rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD), Jet lag, làm việc theo ca.

Mất ngủ: Một người được xem là mất ngủ mãn tính nếu khó ngủ, thiếu ngủ, ngủ không yên giấc nhiều lần mỗi tuần, trong 3 tháng trở lên. Mất ngủ có thể tự xảy ra hoặc có thể đi kèm với rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm hoặc lo lắng, bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ v.v. Liệu pháp ánh sáng có thể có hiệu quả trong việc làm giảm chứng mất ngủ trong nhiều trường hợp này.

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học: Một số người bị mất ngủ do rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học tiềm ẩn. Những chứng rối loạn giấc ngủ này có thể phát triển một cách tự nhiên, như trường hợp của những người thức đêm cực độ, hoặc chúng có thể xảy ra do làm việc theo lịch trình qua đêm. Liệu pháp ánh sáng là một trong những phương pháp điều trị chính cho những rối loạn này.

Lệch múi giờ (Jetlag): Jet lag xảy ra khi cơ thể bạn di chuyển qua các múi giờ khác nhau trong khi nhịp sinh học vẫn được đồng bộ hóa với vị trí cũ. Khi bắt kịp vị trí mới, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ vào giữa ngày hoặc thức dậy lúc 3 giờ sáng, gây ra tình trạng mệt mỏi sau chuyến bay. Liệu pháp ánh sáng có thể giúp đồng hồ sinh học của bạn điều chỉnh lại theo mặt trời.

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD):  là một dạng trầm cảm, hầu hết xảy ra vào mùa thu và mùa đông, gây ra bởi sự thay đổi của ánh sáng mặt trời do mùa thu và mùa đông có xu hướng ít ánh sáng, trời tối nhanh hơn. Biểu hiện của SAD là khó vỗ giấc, mất ngủ. Những người bị SAD gặp khó khăn trong việc điều chỉnh serotonin và sản xuất quá nhiều melatonin, dẫn đến tâm trạng chán nản và u uẩn. Liệu pháp ánh sáng có thể nâng cao tâm trạng của họ và có tác dụng chống trầm cảm

Một nghiên cứu cho thấy chỉ một buổi trị liệu bằng ánh sáng kéo dài 1 giờ có thể làm giảm đáng kể điểm trầm cảm dành cho những người bị SAD. Khi so sánh,những người mắc SAD thực hiện liệu pháp ánh sáng trong mùa đông có nguy cơ trải qua giai đoạn trầm cảm thấp hơn 36%.

Trầm cảm: Những người bị trầm cảm không theo mùa cũng thường gặp vấn đề về giấc ngủ, bao gồm mất ngủ, ngủ nhiều và buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Mặc dù nghiên cứu chưa có kết luận thuyết phục nhưng liệu pháp ánh sáng kết hợp với thuốc chống trầm cảm có xu hướng hiệu quả hơn, mang lại lợi ích rõ rệt.

Lệch múi giờ gây mệt mỏi khi nhịp sinh học bị đảo lộn

Có nên thực hiện liệu pháp ánh sáng tại nhà không?

Hoàn toàn có thể. Có rất nhiều sản phẩm trị liệu bằng ánh sáng cho phép bạn dễ dàng tích hợp các buổi trị liệu. Người bệnh có thể đọc, viết, nói chuyện điện thoại, sử dụng máy tính, nấu ăn, v.v khi thực hành liệu pháp ánh sáng.

​Cần lưu ý là chỉ những hộp đèn được thiết kế để làm giảm các triệu chứng về giấc ngủ mới lọc được tia UV.

Liệu pháp ánh sáng có an toàn không?

Mặc dù, một số bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ khi thực hiện liệu pháp ánh sáng: mỏi mắt, nhức đầu, buồn nôn, hiếu động thái quá và kích ứng da. Nhưng Liệu pháp ánh sáng thường được coi là rất an toàn. Các tác dụng phụ kể trên rất hiếm xảy ra và thường nhanh chóng tự hết.

Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ trước khi thực hiện liệu pháp ánh sáng để có kế hoạch điều trị an toàn, đề xuất sản phẩm và cường độ trị liệu bằng ánh sáng phù hợp.

Liệu pháp ánh sáng có phù hợp với bạn không?

Liệu pháp ánh sáng không được coi là phương pháp chữa trị chứng mất ngủ, trầm cảm hoặc các tình trạng khác. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích trong việc cải thiện mức năng lượng của bạn và giúp bạn đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy dễ dàng hơn. Có thể mất vài ngày đến vài tuần

Ngoài liệu pháp ánh sáng, bạn có thể thực hiện các bước khác để giúp thiết lập lại đồng hồ sinh học của mình:

+Tuân theo lịch trình ngủ đều đặn

+Làm cho phòng ngủ của bạn tối nhất có thể

+Đón ánh nắng tự nhiên mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng

+Tránh sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm

+ Thay đổi thời gian tập thể dục và ăn uống

​Nguồn tham khảo

https://www.sleepfoundation.org/light-therapy

https://www.healthline.com/health/light-for-sleep#bottom-line

Xem nhiều
Bản quyền © 2024 Bác sĩ giấc ngủ