Theo ước đoán, cứ 5 ngườ phụ nữ thì có một người mắc chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ. Trong đó, phần lớn những người mắc đều không biết vể tình trạng của mình, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tật nghiêm trọng hơn.
Bài cùng thể loại

Trong khi nhiều nghiên cứu về OSA được tiến hành trên nam giới thì các nghiên cứu tương tự trên phụ nữ cho đến hiện tại vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ. Nhiều bằng chứng gần đây cho thấy tỷ lệ phụ nữ mắc ngưng thở khi ngủ cao hơn nhiều so với các ước đoán trước đây.

Một số triệu chứng của ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ.

Các triệu chứng phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) ở phụ nữ bao gồm các triệu chứng điển hình như: mất ngủ, đau đầu vào buổi sáng, mệt mỏi ban ngày và thay đổi tâm trạng. Một số triệu chứng khác có thể gặp phải như ngáy, hội chứng chân không yên và tiểu đêm.

Khi đường thở bị thu hẹp hay tắc nghẽn hoàn toàn, phụ nữ mắc OSA sẽ bị đánh thức nhiều lần trong đêm và gây ra triệu chứng mất ngủ, khi người mắc khó khăn để ngủ trở lại. Theo các chuyên gia, sự mất ngủ này có liên quan đến sự phản ứng đối với căng thẳng về thể chất do hơi thở bị gián đoạn gây ra. So với nam giới phụ nữ mắc OSA thường dễ bị mất ngủ và trầm cảm nhiều hơn. Điều này thường làm chậm trễ việc chẩn đoán và điều trị.

Bên cạnh đó, ở phụ nữ mắc OSA còn ghi nhận thêm các trường hợp bị hội chứng chân không yên. Triệu chứng này xuất hiện rõ nhất trong những lần thay đổi nội tiết tố như dậy thì, có thai và mãn kinh.



Một số khác biệt trong rối loạn ngưng thở khi ngủ giữa nam và nữ giới.

Theo nghiên cứu năm 2020 của Bác sĩ Christine Won, giám đốc Chương trình Sức khỏe Giấc ngủ của Phụ nữ tại Yale Medicine New Haven, Connecticut cho thấy 2 yếu tố khác biệt chính ở phụ nữ so với nam giới bao gồm:

  • Ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ diễn ra trong giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) nhiều hơn giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (NREM). Điều này có nghĩa là phụ nữ có số lần ngưng thở khi ngủ ít hơn do giấc ngủ REM chỉ chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ trung bình. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là  sự ngưng thở ở phụ nữ diễn ra nghiêm trọng hơn, lâu hơn và dẫn đến nguy cơ hạ nồng độ oxy máu nhiều hơn.
  • Phụ nữ có nhiều khả năng mắc hội chứng cản trở đường thở trên (upper airway resistance syndrome – UARS). Đây là hội chứng cũng gây gián đoạn đường thở trên nhưng ít nghiêm trọng hơn so với ngưng thở khi ngủ doa tắc nghẽn. Trong hội chứng này, người mắc vẫn ngáy và đường thở cũng sụp xuống nhưng nó không làm tắc nghẽn đường thở hoàn toàn và không làm giảm nồng độ oxy máu.

Tại sao ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ lại khó chẩn đoán?

Theo nghiên cứu của bác sĩ  Won, thông thường một người sẽ được chẩn đoán mắc OSA nếu có số lần ngưng, giảm thở từ 5 lần trở lên trong một giờ. Như đã nêu, ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ thường xảy ra trong giấc ngủ REM, chiếm chỉ khoảng 20% thời gian ngủ, nên tổng số lần ngưng giảm thở mỗi đêm ở phụ nữ lại thấp hơn nam giới. Từ đó làm việc chẩn đoán khó khăn hơn.

Mặt khác phụ nữ thường có xu hướng tỉnh dậy khi bị ngưng thở khi ngủ, do đó hiện tượng sụt giảm nồng độ oxy máu ít thấy và ít nghiêm trọng hơn, từ đó làm chứng ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ ít được coi trọng.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy phụ nữ ít tìm kiếm sự can thiệp y tế và có cách diễn đạt triệu chứng ngưng thở khi ngủ khác nam giới. Phụ nữ thường ngại việc phải thừa nhận mình ngủ ngáy và thay vào đó họ thường diễn tả các triệu chứng rằng họ bị khó ngủ và cảm giác kiệt sức, mệt mỏi. Chính điều này thường khiến OSA bị bỏ qua hoặc bị chẩn đoán nhầm thành bệnh trầm cảm hoặc bệnh mất ngủ.

Tác hại của ngưng thở khi ngủ không được chữa trị ở phụ nữ

Do chứng ngưng thở khi ngủ ít được chẩn đoán và phát hiện hơn ở phụ nữ, do vậy chúng có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ngưng thở khi ngủ diễn ra trong giấc ngủ REM thì thường dẫn đến nguy cơ cao huyết áp và các bệnh tim mạch. Do vậy, dù có số lần ngưng thở ít hơn mỗi đêm, tuy nhiên do diễn ra trong giấc ngủ REM nên phụ nữ mắc ngưng thở khi ngủ vẫn có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng tương tự như nam giới.

Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn tới các bệnh tật nguy hiểm bao gồm: hen suyễn, rung tâm nhĩ, ung thư, bệnh thận mãn tính, rối loạn nhận thức và hành vi, các bệnh về tim mạch (đau tim, suy tim, huyết áp cao và đột quỵ), rối loạn về mắt, trao đổi chất và các biến chứng khi mang thai.

Một số yếu tố nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ

Phụ nữ thường có nguy cơ ngưng thở khi ngủ vào những giai đoạn có sự biến động mạnh nội tiết tố như các chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, mãn kinh. Một số người với hội chứng buồng trứng đa nang cũng có nguy cơ cao mắc OSA.

Béo phì và thừa cân đều là yếu tố nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ ở cả 2 giới, đặc biệt khi chúng đi kèm với chu vi vòng cổ to. Thống kê cho thấy phụ nữ có chu vi vòng cổ từ 16 inches (40cm) trở lên có nguy cơ cao mắc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Béo phì thường là yếu tố nguy cơ mắc OSA phổ biến ở hầu hết phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh.

Một số khác biệt trong giấc ngủ và rối loạn hô hấp khi ngủ ở phụ nữ so với nam giới

  • Sự khác biệt về giải phẫu và chức năng đường hô hấp trên: phụ nữ có đường hô hấp trên ổn định hơn và ít nhạy cảm với CPAP hơn.
  • Phụ nữ có tổng thời gian ngủ lâu hơn, độ trễ giấc ngủ dài hơn, giấc ngủ sóng chậm (giấc ngủ giai đoạn 3) ít hơn.
  • Phụ nữ thường có chỉ số AHI thấp hơn. Phụ nữ bị tắc nghẽn một phần đường hô hấp nhiều hơn là tắc nghẽn hoàn toàn, và thời gian xảy ra ngắn hơn.
  • Tư thế ngủ ít ảnh hưởng đến các triệu chứng ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ. Nếu như nam giới dễ bị ngưng thở khi ngủ khi nằm ngửa thì phụ nữ hầu như không bị tác động đáng kể.
  • Phụ nữ gặp lo lắng và trầm cảm nhiều hơn, mất ngủ nhiều hơn.
  • Cùng một mức độ nghiêm trọng của OSA như nam giới, phụ nữ có chất lượng cuộc sống thấp hơn nam giới.
  • Phụ nữ ít tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp các triệu chứng OSA.

 

Nguồn tham khảo

Sleep Apnea Symptoms in Women (sleepfoundation.org)

Sleep Apnea In Women: Symptoms And Risks – Forbes Health

Obstructive sleep apnea in women: scientific evidence is urgently needed | Journal of Clinical Sleep Medicine (aasm.org)

Giấc ngủ ở nam và nữ giới khác nhau như thế nào?
Nhìn chung cả nam và nữ giới ở tuổi trưởng thành đều có nhu cầu ngủ gần tương đương nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt trong cách ngủ giữa phụ nữ và nam giới có nguyên nhân từ đặc điểm sinh học tự nhiên cũng như vị trí xã hội của cả hai giới.

Tại sao phụ nữ bị mất ngủ nhiều hơn?
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mất ngủ ở phụ nữ cao hơn nam giới. Một số ước tính cho thấy nguy cơ mất ngủ trong suốt cuộc đời của phụ nữ cao hơn nam giới đến 40%. Các chuyên gia cho rằng tình trạng mất ngủ phổ biến ở phụ nữ xuất phát từ nhiều nguyên nhân liên quan đến giới tính cũng như nhiều yếu tố khác.

Tại sao phụ nữ cần ngủ nhiều hơn nam giới ?
So với nam giới, phụ nữ gặp nhiều vấn đề trong giấc ngủ hơn khiến giấc ngủ thường không trọn vẹn. Nhiều chuyên gia tin rằng, nhiều phụ nữ dành nhiều hơn thời gian để ngủ, gồm cả những giấc ngủ ngắn ban ngày, để bù lại cho tình trạng thiếu ngủ hoặc ngủ chập chờn, ngủ không sâu mà họ gặp phải do tác động từ nhiều yếu tố.

Các vấn đề, bệnh lý phụ nữ thường gặp phải với giấc ngủ
Ở phụ nữ, các đặc điểm sinh lý tự nhiên như chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hay mãn kinh đều có ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, các hormone như estrogen hay progesteron dao động mỗi tháng hoặc thay đổi theo từng giai đoạn tuổi tác cũng mang đến những tác động đến nhu cầu và chất lượng giấc ngủ của phụ nữ.
Xem nhiều
Bản quyền © 2024 Bác sĩ giấc ngủ