Sử dụng thuốc là phương pháp chủ yếu để điều trị chứng ngủ rũ. Phần lớn các loại thuốc nhắm đến giải quyết triệu chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, bên cạnh đó một số loại thuốc khác nhắm đến giải quyết các triệu chứng còn lại.
Một số loại thuốc điều trị ngủ rũ hoặc điều trị triệu chứng của ngủ rũ có thể tương tác với một số loại thuốc khác. Huyết áp cao và nhịp tim không đều là 2 biến chứng có thể xảy ra khi điều trị bằng các loại thuốc kích thích. Natri oxybate đặc biệt nguy hiểm khi dùng chung với thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương. Người dùng cũng không nên uống thức uống có cồn khi sử dụng thuốc này.
Nếu có nghi ngờ mắc chứng ngủ rũ, bạn không nên tự chẩn đoán hoặc tự điều trị. Các triệu chứng của chứng ngủ rũ có thể gần giống với các chứng ngưng thở khi ngủ hoặc động kinh. Chứng ngủ rũ cũng khá nguy hiểm đối với những hoạt động như lái xe hoặc bơi lội. Bạn nên tìm đến các chuyên gia hoặc các cơ sở y tế phù hợp để được tư vấn điều trị.
Phần lớn các trường hợp ngủ rũ diễn ra bất ngờ, không thể dự báo được. Do vậy, ngăn ngừa ngủ rũ hầu như là không thể.
Nhìn chung, tự bản thân chứng ngủ rũ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên việc cứ thường xuyên bất ngờ buồn ngủ không cưỡng lại được vào ban ngày sẽ gây ra hàng tá rắc rối cho người mắc, từ việc học hành cho đến việc làm và cuộc sống. Người mắc chứng này có thể sẽ gặp nguy hiểm khi tham gia một số hoạt động như lái xe, bơi lội, khi sử dụng các dụng cụ điện hay các công cụ nặng và một số tình huống khác.
Ngủ rũ loại 1 có thể đi kèm với nguy cơ chấn thương do té ngã khi bị mất trương lực cơ đột ngột và nghiêm trọng.
Chứng ngủ rũ một khi đã mắc thì sẽ theo suốt đời, tuy nhiên may mắn là bệnh sẽ không trầm trọng thêm theo thời gian.
Ngủ rũ ở trẻ em
Trẻ em mắc chứng ngủ rũ thường gặp nhiều khó khăn trong việc học hành ở trường, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, khả năng duy trì các mối quan hệ xã hội, khả năng tham gia vào các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
Tại Hoa kỳ, chứng ngủ rũ được xem là một tình trạng bệnh lý, do vậy trẻ em mắc chứng này sẽ có một sự bảo vệ về mặt pháp lý, qua đó cho phép điều chỉnh lịch học, xắp xếp giờ giấc ngủ trưa, thời gian nghỉ ngơi và uống thuốc tại trường phù hợp với nhu cầu của trẻ.
Ngủ rũ ở người lớn
Cũng tại Hoa Kỳ, đạo luật người khuyết tật nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử với những người mắc một số tình trạng bệnh lý, trong đó có chứng ngủ rũ. Sự bảo vệ về mặt pháp lý này cũng đồng thời tại điều kiện cho người mắc ngủ rũ có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về những điều kiện làm việc sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý đặc thù của mình.
Ngủ rũ nguy hiểm khi thực hiện các hoạt động như lái xe hay bơi lội.
Dù không điều trị dứt điểm với chứng chứng ngủ rũ, tuy nhiên người mắc cũng có thể quản lý và sống chung với chúng thông qua nhiều cách thức như vệ sinh giấc ngủ hoặc điều chỉnh thời gian giờ giấc và thói quen sinh hoạt cho phù hợp. Những cách thức này bao gồm:
Bất ngờ buồn ngủ mà không có lý do là dấu hiệu quan trọng mà bạn nên lưu tâm để đi khám bệnh. Đây có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh lý nghiệm trọng khác chứ không phải chỉ riêng của chứng ngủ rũ. Nhiều loại bệnh lý trong số này càng để lâu càng nhiều biến chứng và điều trị kém hiệu quả.
Bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở cấp cứu nếu bạn bị bất tỉnh hoặc bị ngất, đổ sụp người xuống đất. Đây là triệu chứng của nhiều loại bệnh lý nguy hiểm như đau tim, đột quỵ, nhịp tim không đều và cần được cấp cứu kịp thời.
Bạn cần được chăm sóc y tế nếu có thể bị chấn thương ở đầu, cổ, lưng, cột sống. Bạn cũng cần được can thiệp nếu bị ngã và đang dùng một loại thuốc làm loãng máu nào đó. Ngã và chấn thương có thể dẫn đến xuất huyết trong với các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong.
Nguồn tham khảo
Narcolepsy: What It Is, Causes, Symptoms & Treatment (clevelandclinic.org)
Xem thêm