Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy một bức tranh đáng lo ngại về nguy cơ tiềm ẩn từ các công việc làm theo ca phi truyền thống. Các công việc này tác động đến 15 – 30% công nhân tại các quốc gia Châu Âu và Mỹ. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất có thể ghi nận là những công nhân nhà máy, kho bãi, cảnh sát.
Rối loạn giấc ngủ làm việc theo ca chủ yếu xảy ra ở những người làm việc ca đêm hoặc những ca sớm vào buổi sáng hoặc những người làm việc phải xoay ca liên tục. Triệu chứng chủ yếu của rối loạn giấc ngủ làm việc theo ca là: khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ và khó có thể ngủ vào khoảng thời gian mà mình mong muốn.
Với những người làm những công việc truyền thống giờ hành chính, 40 giờ mỗi tuần, họ có điều kiện thức dậy vào buổi sáng, tương ứng với nhịp sinh học của cơ thể. Trong khi đó, những người làm việc ca đêm lại lệch pha hoàn toàn với những nhịp điệu ngủ thức của tự nhiên. Những ca làm việc đêm lệch hẳn hoàn toàn với các chu kỳ ngủ - thức 24 giờ hàng ngày của con người.
Rối loạn giấc ngủ làm việc theo ca do vậy có các biểu hiện cơ bản là mất ngủ và buồn ngủ quá mức và luôn muốn được chợp mắt, thiếu sự tỉnh táo và hiệu suất làm việc kém, dễ mắc lỗi.
Ngoài ra, các triệu chứng mất ngủ cũng rất khác nhau tùy vào từng loại ca làm việc. Đơn cử như những người làm theo ca từ 4 – 7 giờ sáng thường có xu hướng khó ngủ, trong khi những người làm việc ca đêm lại có xu hướng thức dậy giữa chừng. Tính bình quân, người bị rối loạn làm việc theo ca thiếu ngủ từ 1 – 5 giờ mỗi đêm.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Clinical Sleep Medicine năm 2022, làm việc theo ca có liên quan đến nguy cơ bị đau tim và tiểu đường. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số tác động bất lợi khác như hội chứng chuyển hóa bao gồm một tập hợp các rối loạn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ. Làm việc theo ca cũng gia tăng nguy cơ bị tai nạn và nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Nhiều nghiên cứu khác cũng khẳng định thêm những tác động tiêu cực của làm việc theo ca như: những người làm việc xoay ca thường ăn uống thất thường và ăn nhiều lần hơn, ăn vặt nhiều vào ban đêm, tiêu thụ ít thức ăn có lợi và ăn thức ăn nhiều calo.
Người làm ca đêm hoặc xoay ca thường bị rối loạn nhịp sinh học hàng ngày, có tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn, một loại ung thư ác tính có liên quan khá chặt chẽ đến lối sống. Tổ chức Y tế thế giới đã công nhận làm việc theo ca có thể là một tác nhân gây ung thư. Dù thừa nhận rằng ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ kém chất lượng có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, tuy nhiên đến nay các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn hiểu đầy đủ về quá trình này.
Ngoài ra, rối loạn nhịp sinh học do làm việc theo ca còn dẫn đến nhiều tác hại tiêu cực khác như hiệu suất làm việc kém, thay đổi cảm xúc (cáu gắt, khó chịu, trầm cảm), nguy cơ tai nạn cao và có xu hướng làm dụng các chất kích thích, rượu bia, chất gây nghiện.
Nếu buộc phải làm việc trong những ca bất lợi cho sức khỏe, bạn có thể áp dụng nhiều cách thức để giảm bớt các tác hại không mong muốn của nó.
Rối loạn giấc ngủ làm việc theo ca còn có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như:
Cần lưu ý các loại thuốc dẫu hiệu quả thế nào vẫn không thể thay thế được giấc ngủ đầy đủ và lành mạnh. Bên cạnh đó, thuốc luôn có tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy cần sự chỉ định kê toa của chuyên để đám bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Nguồn tham khảo
Shift work can harm sleep and health: What helps? - Harvard Health
What Treatments Are Available for Shift Work Disorder? | Sleep Foundation