Các tác dụng điều trị với máy CPAP
Hệ tim mạch:
Giảm nguy cơ đột quỵ
Máy CPAP như đã nói có khả năng làm giảm huyết áp do vậy cũng đồng thời có thể giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ. Một số nghiên cứu cho thấy CPAP có thể giúp cải thiện sức khỏe với những người vừa bị mắc ngưng thở khi ngủ vừa bị đột quỵ. Tuy nhiên, hiện vẫn cần nhiều nghiên cứu và bằng chứng y học hơn để củng cố cho các kết luận này.
Giảm buồn ngủ ban ngày
Người mắc ngưng thở khi ngủ thường bị gián đọan giấc ngủ, giảm chất lượng ngủ cũng như thời gian ngủ trong đêm nên hệ quả là họ thường xuyên vật lộn với những cơn buồn ngủ ban ngày quá mức. Đó là khi họ cảm thấy buồn ngủ bất thường vào nhiều khoảng thời gian trong ngày mà mọi người đều cảm thấy tỉnh táo.
Khi áp dụng CPAP, hầu hết mọi ngưởi mắc ngưng thở khi ngủ đều giảm triệu chứng buồn ngủ ban ngày, một số nghiên cứu thống kê có khoảng 75% người điều trị có kết quả khả quan khi giải quyết được chứng buồn ngủ ban ngày. Tác dụng của CPAP còn tùy thuộc vào mối tương quan giữa số giờ sử dụng máy CPAP và mức độ nặng nhẹ của người sử dụng máy.
CPAP còn được cho là có thể cải thiện khả năng tỉnh táo, mức độ tập trung, trí nhớ và hiệu quả làm việc.
Giảm nguy cơ tai nạn
Không ngủ đủ giấc và ngủ ngon do ngưng thở khi ngủ sẽ khiến bạn thiếu khả năng tập trung nhiều công việc đồng thời lúc, khó khăn khi ra quyết định, và do vậy thường có nguy cơ cao gây tai nạn khi lái xe. Sử dụng máy CPAP có thể giảm các nguy cơ gây các tai nạn từ hệ quả của chứng ngưng thở khi ngủ.
Cải thiện sức khỏe tâm thần
Người bị ngưng thở khi ngủ có nhiều nguy cơ bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm, cáu gắt, mất hứng thú. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng máy CPAP có thể giúp giảm chứng trầm cảm. Tuy nhiên, hiện tại vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để có đủ dữ liệu để khẳng định khả năng này.
Giảm ngáy
Với người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, ngáy xảy ra khi đường thở bị co hẹp lại trong lúc ngủ làm ngăn cản không khí. Máy CPAP có thể giúp giữ đường thở mở rộng vì vậy cũng làm giảm ngáy. Một số trường hợp sử dụng CPAP làm hết hẳn ngáy.
Các lựa chọn thay thế CPAP
Có một số lựa chọn khác có thể thay thế cho máy CPAP. Trong đó, nhiều phương pháp có thể được sử dụng kết hợp để giải quyết các triệu chứng gây ra của chứng ngưng thở khi ngủ.
Sử dụng dụng cụ miệng: giúp giữ miệng mở và hàm dưới hướng về phía trước để ngăn ngừa OSA. Với một số người mắc OSA nhẹ, sử dụng thiết bị miệng cũng hiệu quả như dùng máy CPAP.
Thay đổi tư thế ngủ: Khoảng hơn 50% người mắc OSA có dấu hiệu trầm trọng thêm các triệu chứng khi ngủ bằng tư thế ngủ nằm ngửa. Ngủ nghiêng, ngủ sấp hoặc nằm ngửa với góc nâng 60 độ có thể làm giảm bớt ngưng thở khi ngủ.
Giảm cân: Thống kê cho thấy giảm cân có thể giúp làm giảm đến 26% số lần ngừng thở khi ngủ trong đêm.
Thay đổi lối sống: giảm cồn và thuốc ngủ, cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường tập thể dục giúp giảm mức độ nghiêm trọng của ngưng thở khi ngủ.
Phẫu thuật: Một số người điều trị không hiệu quả với một số phương pháp đã nêu có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Một số loại phẫu thuật như cắt amidan, cắt bỏ một số mô thừa quanh cổ họng, định vị lại hàm hay loại bỏ các điểm nghẽn ở mũi có thể mang lại kết quả tốt khi điều trị OSA.
Giảm cân và thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của ngưng thở khi ngủ
Các tác dụng phụ của máy CPAP
Dù có nhiều tác dụng tích cực trong điều trị ngưng thở khi ngủ, nhưng máy CPAP cũng có một số tác dụng phụ gây khó chịu với nhiều người sử dụng.
Tình trạng đầy hơi
Diễn ra khi một người nuốt quá nhiều không khí, gây cảm giác khó chịu ở bụng, đầy hơi và ợ hơi do sự tích tụ không khí trong hệ tiêu hóa. Thống kê cho thấy có khoảng 16% người sử dụng máy CPAP bị đầy hơi do nuốt không khí từ máy CPAP cung cấp.
Để khắc phục tình trạng đầy hơi, một số người chuyển sang sử dụng máy APAP. Nếu như máy CPAP chỉ cung cấp một dòng không khí với áp lực cố định, không đổi thì máy APAP có khả năng điều chỉnh áp lực không khí cho phù hợp với hơi thở và kiểu ngáy của người sử dụng.
Khó chịu và kích thích da.
Một số loại mặt nạ đeo không vừa hoặc quá chặt có thể gây tình trạng mẩn ngứa hoặc lở loét do tỳ đè ở má hoặc mũi. Một số khác có tình trạng mặt nạ làm hư kiểu tóc hoặc để lại những dấu vết không đẹp trên da mặt.
Một số báo cáo cũng cho thấy mặt nạ CPAP cũng có thể góp phần gây viêm da. Những người có da khô có nguy cơ viêm da cao hơn. Các chất có trong mặt nạ máy CPAP như silicon có thể tạo ra phản ứng gọi là viêm da dị ứng với các triệu chứng thường gặp như ngứa và mẩn đỏ, một số trường hợp nặng có thể bị phồng rộp da.
Chứng sợ hãi không gian hẹp (Claustrophobia)
Đây cũng là một tác dụng phụ khá phổ biến của máy CPAP. Nhiều người cảm thấy bị bó buộc khi đeo mặt nạ. Khoảng hơn phân nữa số người sử dụng máy CPAP có cảm giác này khi mới bắt đầu sử dụng máy.
Nhiễm trùng
Người sử dụng máy CPAP cũng có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc viêm xoang. Vi khuẩn từ miệng, mũi, cổ họng, phổi có thể xâm nhập vào mặt nạ và ống dẫn khí trong quá trình thở. Nấm mốc và bụi cũng có thể xâm nhập vào mặt nạ và ống dẫn khí và gây dị ứng.
Nghẹt mũi và khô mũi
Nghẹt mũi và sổ mũi, khô mũi cũng có thể xuất hiện khi sử dụng máy CPAP, do dòng không khí thổi vào mũi. Dòng không khí khô cũng có thể gây chảy máu cam, trong khi đó, khô mũi khi sử dụng CPAP có thể xuất hiện ở những vùng không khí lạnh có độ ẩm thấp.
Khô mắt và khô miệng
Khô mắt và miệng có thể xảy ra nếu mặt nạ để thoát không khí ra ngoài. Rò rỉ không khí có thể xảy ra khi không khí đi vào đường mũi và thoát ra mằng đường miệng, đặc biệt với những người hay thở bằng miệng hoặc không thể ngậm miệng khi ngủ.
Mặt nạ còn có thể để thoát khí ra ngoài khi nó không vừa với người đeo hoặc không bịt đủ kín. Khi đó, áp suất không khí trong mặt nạ sẽ đẩy không khí tràn lên phía trên mắt, gây khô mắt và khó chịu cho người sử dụng.
Các phương pháp giảm tác dụng phụ khi sử dụng máy CPAP
Sử dụng tính năng tạo ẩm: các dòng máy có chức năng tạo độ ẩm không khí có thể giúp tránh nghẹt mũi, khô miệng hay chảy máu cam.
Tính năng tạo độ ẩm của một số dòng máy CPAP có thể giúp giảm tác dụng phụ
Thử một số loại mặt nạ khác nhau: Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với mặt nạ hiện có hoặc nó không bịt đủ kín, để không khí thoát ra ngoài, hãy thử tìm một số loại mặt nạ khác phù hợp hơn.
Vệ sinh máy thường xuyên: giúp hạn chế các loại nhiễm trùng có thể xảy ra khi sử dụng máy lâu ngày.
Điều chỉnh máy cho phù hợp: Nếu bạn gặp khó khăn khi ngủ có nguyên nhân bắt nguồn từ áp suất luồng khí thổi vào quá mạnh, bạn nên trao đổi với chuyên gia để có thể điều chỉnh áp lực của dòng không khí, hoặc điều chỉnh sao cho máy bắt đầu khởi động ở mức thấp và tăng tốc dần dần cho phù hợp, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ trước khi cảm nhận được áp lực của dòng không khí.
Cân nhắc sử dụng máy APAP: Nếu sử dụng máy CPAP với áp lực không khí cố định làm bạn không thoải mái, hãy cân nhắc sử dụng máy APAP có thể tự động điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của bạn.
Sử dụng nút bịt lỗ tai để ngủ ngon hơn nếu tiếng máy chạy làm bạn khó chịu.
Ngoài ra bạn có thể cân nhắc thử một số loại phụ kiện hỗ trợ như:
Dây đeo cằm: giúp giữ kín miệng khi ngủ, ngăn ngừa rò rỉ không khí và giảm các triệu chứng đầy hơi.
Dây thở gia nhiệt: Luồng khí ẩm có thể tạo ra sự ngưng tụ hơi nước trong ống dẫn khí hoặc thậm chí khiến nước nhỏ giọt lên mặt người dùng. Các ống được làm nóng có thể ngăn chặn sự ngưng tụ không mong muốn này.
Lớp lót mặt nạ: có thể làm giảm sự khó chịu trên khuôn mặt hoặc kích ứng da.
Sử dụng một số loại kem để giảm khó chịu và giảm kích ứng da
Thuốc xịt mũi: thuốc xịt mũi bằng nước muối hữu ích trong việc giảm nghẹt mũi.
Theo Sleep Foundation
Nguồn tham khảo
https://www.sleepfoundation.org/cpap/cpap-machine-benefits
https://www.sleepfoundation.org/cpap/cpap-side-effects
https://www.sleepfoundation.org/cpap#what-is-a-cpap-machine--1