Theo các chuyên gia, ngủ nằm sấp có thể gây áp lực lên nhiều bộ phận trong cơ thể khiến bạn không có được một giấc ngủ ngon, vừa có thể gây ra nhiều chứng đau nhức có thể ảnh hưởng đến suộc sống và công việc của bạn.
Bài cùng thể loại

Những tác hại phổ biến của việc ngủ nằm sấp là gì?  

Đầu tiên có thể kể đến là các chứng đau nhức sau khi bạn thức dậy. Với nhiều người, các chứng đau nhức này có nguyên nhân từ vấn đề sức khỏe mãn tính gặp phải hoặc do chấn thương. Tuy nhiên, với nhiều người khác các chứng đau nhức này lại đến từ tư thế ngủ, đặc biệt là tư thế ngủ nằm sấp mà họ không hề hay biết.

Dễ nhận thấy nhất là khi nằm sấp, lồng ngực của bạn bị nén lại, khiến bạn không thể có đủ oxy khi ngủ. Giấc ngủ vì vây mà không sâu có thể làm bạn bị mệt mỏi khi thức dậy.

Khi bạn ngủ nằm sấp, lưng bạn sẽ bị cong lại vì trọng lượng của thân mình bị dồn xuống nệm. Kết quả là cột sống của bạn bị kéo giãn và không thẳng hàng. Sự căng thẳng trên cột sống có thể dẫn đến nhiều chứng đau nhức sau khi thức dậy.

Mặt khác, khi nằm sấp, người ngủ không thể úp mặt xuống gối vì không thở được, mà xoay mặt sang hai bên. Điều này có thể dẫn đến hệ quả là máu không bơm lên não đầy đủ do các động mạch bị tắc nghẽn, khiến não thiếu oxy. Với người bình thường thì các tác động này có thể không kể, tuy nhiên với người bị béo phì thì đây hoàn toàn có thể là một vấn đề nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, việc cổ phải vặn thường xuyên làm cổ không thẳng hàng với cột sống, có thể làm bạn đau đầu, đau vai hoặc cánh tay. Điều đáng nói rằng các tác hại này của tư thế ngủ nằm sấp thường không thể hiện ngay mà tích lũy dần theo năm tháng và có thể trở thành các chứng bệnh như thoát vị đĩa đệm cổ về lâu dài.

Phụ nữ nằm sấp có tác động như thế nào?

Với các quý cô, việc nằm sấp ngủ có thể gây tác hại không mong muốn khi tạo nhiều nếp nhăn trên da mặt. Điều này có thể lý giải là do một bên mặt của chúng ta bị ấn vào gối khi ngủ sấp làm da mặt bị căng kéo suốt đêm.

Trong khi đó với phụ nữ mang thai, tư thế ngủ nằm sấp hoàn toàn không được khuyến khích. Trong 3 tháng đầu mang thai, bà bầu có thể ngủ ở bất kỳ tư thế nào thoải mái. Tuy nhiên khi thai lớn dần thêm, bụng to ra, tư thế nằm sấp làm người mẹ cảm thấy một số khó chịu gây cản trở giấc ngủ sâu, theo thời gian tạo thành chứng thiếu ngủ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ sinh non, trở dạ lâu hơn cũng như trầm cảm sau sinh.

Tư thế ngủ cho các bà bầu được chuyên gia khuyến khích là ngủ nghiên bên trái với một chiếc gối đỡ bụng vì nó giúp giảm áp lực lên gan cũng như tĩnh mạch đưa máu về tim. Ngoài ra nó còn cải thiện lưu lượng máu đến thai nhi, tử cung và thận.

Tại sao đàn ông không nên ngủ sấp?

Với nam giới nhiều chuyên gia cho rằng tư thế ngủ nằm sấp có thể làm gia tăng áp lực lên dương vật, gây kích thích dẫn đến xuất tinh thường xuyên. Điều này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm người nam mệt mỏi uể oải, mất sinh khi ảnh hưởng trực tiếp đến công việc. Ngoài ra nằm sấp ngủ cũng khiến gia tăng nhiệt độ nơi tinh hoàn, vốn là nơi sản xuất tinh trùng, làm ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng.

Trẻ em nằm sấp ngủ có đáng lo ngại không

Dễ thấy rất nhiểu trẻ em thích ngủ nằm sấp. Theo các chuyên gia, với trẻ trên 3 tuổi thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu trẻ nhỏ hơn thì nằm sấp có thê gây một số hệ liệu như khó thở, nôn trớ khi ngủ. Đặc biệt, ở giai đoạn này, cấu trúc cơ thể chưa hoàn chỉnh, việc nằm sấp xoay mặt sang một bên có thể khiến bé phát triển không cân xứng ở đầu và mặt.

Mặt khác, dù chưa có bằng chứng y khoa rõ ràng và chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo tư thế ngủ nằm sấp có thể là một trong nhiều tác nhân dẫn đến nguy cơ mắc chứng đột tử sơ sinh (SIDS) khi trẻ thiếu oxy trong lúc ngủ, tắc đường thở lúc ngủ.

Làm sao hạn chế tác hại của việc nằm sấp?

Dù đã biết một số tác hại của việc ngủ nằm sấp, nhưng nhiều người vẫn không từ bỏ thói quen này. Đặc biệt với những người ngủ ngáy, nằm sấp có thể giúp giảm ngáy rất tốt. Trong khi đó, nằm ngửa dù tốt nhưng có thể làm tăng nguy cơ ngáy và ngưng thở khi ngủ khi lưỡi có thể chèn vào cổ họng.

Do vậy khi không thể từ bỏ thòi quen này, bạn vẫn có thể gia tăng chất lượng giấc ngủ của mình thông qua một số mẹo đơn giản như:

  • Sử dụng gối mỏng: Gối càng dày thì cổ càng căng do đầu bị đội lên cao hơn Nếu được, bạn có thể ngủ sấp không cần gối, có thể giúp đầu và cổ bạn có thể giữ được thẳng hàng. Bạn cũng có thể đặt một chiếc gối mỏng ở dưới xương chậu, để giúp cơ thể không bị lún sâu xuống nệm, qua đó giảm áp lực lên cột sống. 
  • Đầu tư nệm với độ cứng phù hợp. Việc này nhằm mục đích làm cơ thể bạn không bị lún sâu vào nêm làm mất cân đối cổ và cột sống.
  • Tập thể dục bằng một số động tác giãn cơ nhẹ nhàng vào buổi sáng vừa giúp nắn chỉnh lại cột sống và giảm căng thẳng.

 

Tổng hợp ( Theo SKĐS, Thanhnien, PLO, Sleepfoundation)

Tại sao bạn lại kê đầu lên tay khi ngủ?
Tư thế ngủ tiết lộ khá nhiều về tính cách của bạn, đặc biệt là tư thế tay chân khi ngủ có thể do tác động từ nhiều khía cạnh trong tiềm thức của chúng ta.

Trùm mền kín đầu khi ngủ có hại không?
Nhiều người có thói quen trùm mền kín đầu khi ngủ, đặc biệt nếu gặp tiếng ồn hay ánh sáng làm khó ngủ. Tuy nhiên thói quen này mang đến nhiều hệ lụy tai hại cho sức khỏe.
Xem nhiều
Bản quyền © 2024 Bác sĩ giấc ngủ