Các nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành nghe nhạc 45 phút trước khi đi ngủ cho biết có chất lượng giấc ngủ tốt hơn ngay từ đêm đầu tiên, và càng tốt hơn nếu việc nghe nhạc là thói quen trước khi ngủ
Bài cùng thể loại

Âm nhạc ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc và mức năng lượng của một người, vừa có tác dụng tiếp thêm sinh lực vừa giúp xoa dịu tâm trí người nghe. Chúng ta biết tiếng trống trận dồn dập và tiếng kèn hùng tráng có thể giúp người lính vào trận đầy hăng hái. Trong khi những bài hát ru nhẹ nhàng có thể dỗ dành những đứa trẻ quấy khóc vào giấc ngủ.

Âm nhạc là một hình thức nghệ thuật, nhưng nó cũng cung cấp một giải pháp để cải thiện vệ sinh giấc ngủ, cải thiện khả năng đi vào giấc ngủ nhanh chóng và thư giãn.

Ngày nay, sự phát triển các ứng dụng phát trực tuyến và loa di động đã giúp cho việc tận dụng lợi ích và tiếp cận lợi ích tiềm ẩn của âm nhạc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Âm nhạc, đặc biệt là những lời hát rũ có thể giúp bé ngủ ngon hơn

Âm nhạc có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ?

Các bậc cha mẹ đều biết rằng làn điệu êm dịu của những bài hát ru có thể giúp trẻ chìm vào giấc ngủ. Nhưng không chỉ có trẻ em, tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều được hưởng dụng từ âm nhạc giúp cho chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Các nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành nghe nhạc 45 phút trước khi đi ngủ cho biết có chất lượng giấc ngủ tốt hơn ngay từ đêm đầu tiên, và càng tốt hơn nếu việc nghe nhạc là thói quen trước khi ngủ.

Sử dụng âm nhạc cũng có thể làm giảm thời gian chìm vào giấc ngủ. Trong một nghiên cứu về phụ nữ có triệu chứng mất ngủ, những người tham gia đã mở một album tự chọn khi đi ngủ trong 10 đêm liên tiếp. Kết quả cho thấy đa phần chỉ mất 6-13 phút chìm vào giấc ngủ so với 27-69 phút nếu không nghe.

Ngoài tác dụng trên, chơi nhạc trước khi đi ngủ có thể cải thiện hiệu quả giấc ngủ, ít trở giấc về khuya.

Tại sao âm nhạc tác động đến giấc ngủ?

Khả năng nghe nhạc phụ thuộc vào một loạt các bước chuyển đổi sóng âm thanh vào tai thành tín hiệu điện trong não. Khi não diễn giải những âm thanh này, một loạt các hiệu ứng vật lý sẽ được kích hoạt trong cơ thể sẽ giúp thúc đẩy giấc ngủ, hoặc giảm các vấn đề cản trở giấc ngủ.

Một số nghiên cứu cho thấy âm nhạc có khả năng điều chỉnh hormone, bao gồm cả hormone gây căng thẳng cortisol (làm tăng sự tỉnh táo), theo hướng giảm xuống. Điều này giải thích tại sao nó giúp con người cảm thấy thoải mái và giải tỏa căng thẳng.

Âm nhạc còn kích hoạt giải phóng dopamine, một loại hormone được giải phóng khi bạn tham gia các hoạt động vui vẻ như: ăn uống, tập thể dục và quan hệ tình dục. Sự giải phóng này có thể nâng cao cảm giác dễ chịu khi đi ngủ và giải quyết cơn đau, một nguyên nhân phổ biến khác gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Nghe nhạc cũng có thể góp phần thư giãn bằng cách làm dịu hệ thần kinh tự trị, dẫn đến thở chậm hơn, nhịp tim thấp hơn và giảm huyết áp. Hệ thống thần kinh tự trị (autonomic nervous system) là một phần trong hệ thống tự nhiên của cơ thể bạn để kiểm soát các quá trình tự động hoặc vô thức ngay cả trong tim, phổi và hệ tiêu hóa.

Âm nhạc có thể giúp át tiếng ồn và đánh lạc hướng khỏi những suy nghĩ phiền muộn hoặc lo lắng.

Âm nhạc trị liệu

Liệu pháp âm nhạc là lĩnh vực tư vấn sức khỏe tâm thần nhằm khai thác các tác động độc đáo của âm nhạc lên cơ thể và tâm trí. Một số bằng chứng cho thấy liệu pháp âm nhạc có thể có hiệu quả đối với những người bị mất ngủ. Ngoài ra nó cũng hữu ích như một phương pháp điều trị bổ sung cho một số tình trạng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ như:

  • Sự lo lắng
  • Trầm cảm
  • Hội chứng tự kỷ
  • Đau do bệnh tật hoặc chấn thương
  • Bệnh ung thư
  • Chứng mất trí nhớ

Liệu pháp âm nhạc hoặc đơn giản là nghe nhạc trước khi đi ngủ có thể không hiệu quả với tất cả mọi người. Tuy nhiên, phương pháp này không tốn kém, dễ thực hiện và có rất ít nhược điểm hoặc rủi ro.

Các nhà trị liệu âm nhạc có thể đánh giá nhu cầu cá nhân và tạo ra một phác đồ điều trị có thể bao gồm cả việc nghe và tạo ra âm nhạc. Năm 2017, Viện Y tế Quốc gia Hoa kỳ đã hợp tác với Trung tâm Biểu diễn nghệ thuật John F. Kennedy công bố “Sáng kiến ​​Sức khỏe âm thanh” hỗ trợ nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng âm nhạc trong môi trường chăm sóc sức khỏe và đã tài trợ cho một số dự án.

Âm nhạc có thể là phương pháp trị liệu tốt với nhiều vấn đề sức khỏe

Nghe nhạc gì tốt cho giấc ngủ?

Không có sự đồng thuận nào trong câu trả lời. Nhưng nhạc có nhịp độ vừa phải, nhẹ nhàng và ít thay đổi về giai điệu, cao độ hoặc cường độ là tốt nhất cho giấc ngủ. Đặc điểm của loại nhạc giúp người lớn chìm vào giấc ngủ có các yếu tố như sau:

  • Giai điệu nhẹ nhàng và tĩnh lặng
  • Nhịp điệu lặp đi lặp lại và có thể dự đoán được
  • Nhịp độ chậm

Cần lưu ý rằng một số loại nhạc khác có thể có tác dụng ngược lại, tránh nghe những bài hát có ca từ phức tạp, nhịp điệu mạnh mẽ hoặc những bài hát gây kích động.

Làm cách nào để âm nhạc trở thành một phần trong vệ sinh giấc ngủ của bạn?

Âm nhạc có thể là một phần tuyệt vời trong việc vệ sinh giấc ngủ lành mạnh. Dưới đây là một số mẹo cần ghi nhớ sử dụng âm nhạc vào giấc ngủ:

  • Tạo thói quen: Tạo thói quen nghe nhạc vào buổi tối để cơ thể có đủ thời gian thư giãn, kết hợp âm nhạc theo cách êm dịu và nhất quán.
  • Tìm các bài hát thú vị: Nếu không có một ‘list nhạc’ sẵn, bạn hãy thử tạo danh sách kết hợp các bài hát mà bạn thấy thú vị. Tắt tính năng phát tự động trên thiết bị để nhạc dừng hẳn khi hết ‘list nhạc’.
  • Tránh những bài hát gây sự phấn khích cao độ: Nghe những bài hát đó khi đang cố gắng ngủ có thể không phải là một ý tưởng hay, vì vậy hãy thử nghe những bản nhạc có giai điệu êm dịu và tích cực.
  • Cẩn thận với tai nghe và âm lượng: Tai nghe và miếng đệm tai có thể gây tổn thương ống tai khi ngủ nếu vặn âm lượng quá cao. Ngủ với tai nghe cũng có thể dẫn đến tích tụ ráy tai và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Thay vào đó, hãy thử đặt một dàn âm thanh nổi hoặc loa nhỏ ở đâu đó gần giường. Chọn loa không có ánh sáng chói, chớp nháy với nhịp nhanh vì  có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chỉnh âm lượng vừa phải, không gây khó chịu.

 

Nguồn

https://www.sleepfoundation.org/noise-and-sleep/music

https://sleepdoctor.com/noise/music-and-sleep/

Tiếng ồn nâu là gì?
Tiếng ồn nâu được đặt tên theo Robert Brown, nhà khoa học đã phát hiện ra “chuyển động Brown” khi xác định được chuyển động của phấn hoa trong nước giống với chuyển động của tiếng ồn.

Tiếng ồn hồng là gì? Tác động ra sao đến giấc ngủ?
Hầu hết mọi người đều quen thuộc với khái niệm tiếng ồn trắng (White noise), nhưng có một loại tiếng ồn ít được biết đến hơn gọi là tiếng ồn hồng (Pink noise) cũng có thể mang lại lợi ích cho giấc ngủ.

‘Tiếng ồn trắng’ tác động thế nào đến giấc ngủ?
Các nghiên cứu đã nhận thấy âm thanh trung tính của “tiếng ồn trắng” có thể giảm thiểu những xáo trộn này và giúp con người ngủ ngon hơn. Vậy tiếng ồn trắng là gì?

Tiếng ồn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như thế nào?
Tiếng ồn ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ, dẫn đến những vấn đề sức khỏe vào ngày hôm sau và theo thời gian là những hậu quả lâu dài về thể chất lẫn tinh thần.
Xem nhiều
Bản quyền © 2024 Bác sĩ giấc ngủ