Nếu con bạn đang thực hiện vệ sinh giấc ngủ lành mạnh mà vẫn cảm thấy buồn ngủ, khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, hãy tìm đến bác sĩ. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các giáo viên ở trường về các biểu hiện của con bạn. Khó tập trung, hiếu động thái quá, khó khăn khi tiếp thu… có thể có nguyên nhân từ việc con bạn đã không ngủ đủ giấc.
Đối với trẻ em, những vấn đề có vẻ rất nhỏ lại ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Những sự kiện như chuyển chỗ ở, mọc răng, có thêm em, thay đổi người chăm sóc cho tới các loại bệnh tật như dị ứng, viêm tai, cảm sốt… đều ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.
Thêm vào đó, trẻ còn có thể mắc một chứng rối loạn giấc ngủ nào đó. Các chứng rối loạn này có thể đan xen một cách phức tạp vào các vấn đề sức khỏe thể chất và tâm thần khác, cái này làm trầm trọng thêm cái kia và ngược lại. Một số rối loạn giấc ngủ hầu như không có các triệu chứng rõ ràng, làm cho chúng rất khó chẩn đoán và dễ bị bỏ qua.
Nhiều trường hợp trẻ gặp một số chứng rối loạn, các vấn đề khúc mắc khiến chúng sợ phải đi ngủ.
Trẻ em ngáy thường có nguyên nhân từ viêm amidan hoặc vòm họng, dị ứng, béo phì, hút thuốc thụ động hoặc một số yếu tố khác. Nếu trẻ ngáy quá nhiều và hơi bị thở ngắt quãng, có thể chúng đang bị chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em thường làm chúng thức giấc nhiều lần trong đêm mà chúng không hay biết. Điều này làm chúng mệt mỏi ban ngày, hiếu động, khó tập trung. Cả ngáy và ngưng thở khi ngủ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cần sự can thiệp y tế.
Hội chứng chân không yên thường khó xác định ở trẻ em. Hội chứng này có đặc điểm là sự thôi thúc không cưỡng lại được phải cử động, di chuyển chân làm người mắc khó ngủ. Tuy nhiên bạn lại có thể hiểu nhầm rằng chúng đang bồn chồn, khó ngủ hoặc bị đau gì đó.
Nếu bạn nghĩ con mình đang mắc một chứng một chứng rối loạn giấc ngủ nào đó, hãy đến gặp bác sĩ. Ngoài ra thực hiện các thói quen giấc ngủ tốt cũng là một cách để làm giảm các rối loạn giấc ngủ này.
Nhu cầu giấc ngủ của trẻ em thay đổi tùy theo độ tuổi. Tuy nhiên, dù là ở độ tuổi nào, duy trì một thói quen đi ngủ đều đặn sẽ giúp trẻ ngủ ngon. Bạn hãy thực hiện một hoạt động nào đó cho trẻ và cố gắng duy trì mỗi ngày theo đúng trình tự như vậy, dần dần trẻ sẽ tự hình thành các thói quen.
Các thói quen đơn giản mà bạn có thể tập cho trẻ
Điện thoại và các màn hình điện tử có thể khiến trẻ khó ngủ
Thời gian đi ngủ tốt nhất cho trẻ em là thời điểm chúng bắt đầu buồn ngủ, chứ không phải thời điểm chúng đã hầu như rơi vào giấc ngủ. Điều này giúp trẻ dần dần học cách để có thể tự ngủ mà không cần cha mẹ. Trẻ sơ sinh ngủ chung giường với cha mẹ cũng có nguy cơ mắc chứng đột tử khi ngủ. Đây là hội chứng trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chết đột ngột mà không phát hiện được nguyên nhân nào rõ ràng, chính xác.
Các chuyên gia cho rằng có thể do vật dụng trên giường của người lớn thì không thích hợp cho trẻ. Do vậy, tốt nhất là để trẻ sơ sinh ngủ chung phòng để dễ chăm sóc nhưng không nên ngủ chung giường. Tuy nhiên, đến nay mối liên quan giữa việc ngủ chung với người lớn và chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hiện vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để sáng rõ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể thực hiện một số mẹo vệ sinh giấc ngủ khác cho trẻ như:
Có thể cho trẻ thực hiện một bài tập thể dục nào đó, nhưng đừng bắt tập nhiều quá với ý định cho trẻ mệt đi cho dễ ngủ. Khi chúng quá mệt sẽ càng khó ngủ hơn. Cha mẹ cũng cần học cách để nhận biết các ngưỡng mà trẻ bắt đầu mệt và cho chúng đi ngủ trước khi chúng bị quá tải.
Nói thì dễ, nhưng làm thì không đơn giản chút nào. Với nhiều bậc cha mẹ, cho con đi ngủ thật sự là cả một áp lực. Dưới đây là một số mẹo xây dựng thói quen giấc ngủ cho con ứng với từng độ tuổi.
Với trẻ sơ sinh, nhịp sinh học của chúng chưa hình thành, chúng ngủ thức liên tục suốt ngày đêm. Nếu trẻ khó ngủ, hãy xoa dịu chúng bằng những lời nói và vuốt ve, không cần phải bế lên. Nếu trẻ khóc, có thể chúng đang đói hoặc cần được thay tả. Xử lý vấn đề nhanh gọn và yên lặng, sử dụng ánh sáng nhẹ.
Với trẻ đang học đi, trẻ đã bắt đầu có lịch trình ngủ thức, được bổ sung thêm những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Trẻ có thể bắt đầu bướng bỉnh và không chịu ngủ theo đúng giờ cha mẹ mong muốn. Bạn có thể tập cho trẻ một số thói quen như mặt đồ ngủ trước khi lên giường, đọc sách cho chúng khi ngủ. Hãy kiên nhẫn, cố gắng đừng nổi giận hoặc cáu gắt có thể làm chúng phản ứng mạnh thêm.
Với trẻ trong độ tuổi đến trường, trẻ thường bận bịu thêm với việc học tập, việc nhà, ca quan hệ xã hội mới, các hoạt động ngoại khóa… nên cũng khó khăn hơn khi đi ngủ. Dù vậy, hãy cố gắng bắt trẻ thực hiện theo lịch thời gian ngủ thức ổn định. Đừng để trẻ học bài, làm bài tập về nhà trong phòng ngủ, để qua đó giữ mối liên tưởng mạnh mẽ giữa phòng ngủ với giấc ngủ, vào phòng ngủ là chỉ để ngủ.
Trẻ trong độ tuổi dậy thì có xu hướng ngủ muộn rất nhiều
Đối với tuổi dậy thì, trẻ thường có khuynh hướng ngủ muộn và dậy muộn. Nói cách khác nhịp sinh học của chúng muộn hơn so với bình thường và thường xung đột với thời gian đến trường học tập. Phụ huynh nên thể hiện sự cảm thông bằng việc thừa nhận nhu cầu thay đổi thời gian sinh hoạt của chúng và qua đó tìm một thời khóa biểu ngủ thức sao cho phù hợp với lối sống của chúng.
Trẻ dậy thì có xu hướng bắt chước cha mẹ trong một chừng mực nào đó. Vậy nếu muốn trẻ thực hiện giờ giấc đi ngủ lành mạnh, chính cha mẹ nên thực hiện trước để làm gương.
Thời gian buổi sáng cũng rất quan trọng. Vào dịp cuối tuần, bọn trẻ thường có xu hướng ngủ nướng thêm chút nữa. Tuy nhiên, việc này không có lợi khi nó làm gián đoạn thói quen ngủ - thức thông thường hàng ngày và có thể làm trẻ khó thức thức dậy hơn vào đầu tuần sau. Đừng lên lịch quá nhiều các hoạt động ngoại khóa cho trẻ nếu các hoạt động này ảnh hưởng đến lịch trình ngủ thức của trẻ.
Nguồn tham khảo
Children and Sleep | Sleep Foundation
What Is Sudden Infant Death Syndrome (SIDS)? | Sleep Foundation