Phương pháp giấc ngủ đa pha được đồn đại là giúp tận dụng tối đa thời gian làm việc trong ngày mà vẫn hiệu quả và thậm chí tăng cường khả năng sáng tạo trong công việc. Sự hấp dẫn của phương pháp này mạnh đến nỗi người ta còn viết sách và lập cả hội nhóm của những người chuyên thực hiện phương pháp ngủ này. Vậy thực hư của phương pháp này như thế nào?
Nói một cách đơn giản phương pháp giấc ngủ đa pha là cách mà một người sẽ ngủ nhiều lần trong ngày và thời gian của mỗi lần ngủ lại rất ngắn. Tổng thời gian ngủ trong một ngày của người áp dụng phương pháp này chỉ khoảng từ 4 - 5 giờ, ít hơn rất nhiều so với khuyến cáo ngủ đủ giấc 8 tiếng/ngày của các chuyên gia.
Có 3 kiểu ngủ phổ biến mà mọi người thường sử dụng bao gồm:
Trong cách ngủ đa pha, có nhiều lịch trình ngủ khác nhau với tổng số giờ ngủ cũng khác nhau và hầu như lệch khỏi chu kỳ ngủ thức thông thường của một người bình thường.
Ngoài ra còn một lịch trình ngủ ba pha cho phép ngủ linh hoạt hơn và nhiều giờ hơn. Phương pháp này cho phép bạn ngủ vào 1 khoảng thời gian nào đó sau hoàng hôn, trước bình minh và một giấc ngủ vào buổi chiều.
Nhiều người ủng hộ giấc ngủ này cho rằng giấc ngủ đa pha sẽ mang lại nhiều lợi ích do phương pháp ngủ này giúp tăng tối đa thời gian dành giấc ngủ sâu (giấc ngủ sóng chậm – N3) và giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (giấc ngủ REM). Lý do là khi cơ thể mệt sẽ đi nhanh vào giấc ngủ sâu và giấc ngủ REM và bỏ qua các giai đoạn giấc ngủ còn lại.
Các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ sâu có thể giúp cơ thể phục hồi và giấc ngủ REM giúp tạo ra các giấc mơ, lưu trữ ký ức và điều chỉnh cảm xúc. Do vậy, những người ủng hộ giấc ngủ đa pha cho rằng 2 giai đoạn giấc ngủ ban đầu là không cần thiết và chỉ cần đi nhanh vào giấc ngủ sâu và giấc ngủ REM là đủ.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại khẳng định cho đến hiện tại hầu như không có chứng cứ nào đáng kể ghi nhận về lợi ích của giấc ngủ đa pha nói chung, cũng như khả năng cơ thể bạn có thể thích nghi được với kiểu ngủ này. Thậm chí, cách ngủ rời rạc như thế có thể dẫn đến nguy cơ mắc hàng loạt bệnh tật.
Một nghiên cứu năm 2017 còn cho thấy kết quả đáng thất vọng hơn khi các sinh viên có kiểu ngủ thất thường, rời rạc có thành tích trong kỳ thi tệ hơn so với các sinh viên thực hiện giấc ngủ một pha.
“Ngay cả khi bạn gian lận để bỏ qua các giai đoạn giấc ngủ đầu tiên (để đi ngay vào giai đoạn ngủ sâu hay giai đoạn giấc ngủ REM) thì nó cũng hoàn toàn không tự nhiên. Từng giai đoạn của giấc ngủ đều giá trị riêng của nó và ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý khác nhau trong cơ thể. Như vậy khi bạn bỏ qua hoặc thay đổi tỷ lệ của các giai đoạn giấc ngủ thì sẽ đồng nghĩa với việc nhiều qua trình sinh lý bên trong cơ thể sẽ bị ngừng trệ” – Bác sĩ Alon Avidan giám đốc Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ của Đại học California Los Angeles phân tích.
Theo bác sĩ Avidan, ngủ rời rạc, thiếu ngủ sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như suy giảm trí nhớ, giảm nhận thức, khó tập trung và nguy cơ gây tai nạn cao. Ngoài ra những người không ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày cũng có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh béo phì và tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiếu ngủ làm thay đổi hormone, tăng lượng đường trong máu và tăng cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra sự thiếu ngủ còn có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tật khác như: tăng huyết áp, đột quỵ, trụy tim, lo âu và trầm cảm.
Câu trả lời là không nên. Như đã phân tích, có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy giấc ngủ đa pha có lợi ích trong khi tác hại thì rất rõ ràng.
Tuy nhiên có một số tình huống hoặc một số người làm một số công việc đặc biệt khiến họ không thể ngủ theo cách truyền thống được thì có thể buộc phải áp dụng kiểu ngủ này. Đó có thể là những người làm việc theo ca hoặc một số công việc đòi hỏi họ phải thức nhiều hơn bình thường. Trong tình huống này, họ sẽ cần ngủ nhiều giấc ngủ ngắn để tăng khả năng và thời gian tỉnh thức.
Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích áp dụng kiểu ngủ này. Nếu buộc phải thực hiện, bạn cần thực hiện một cách từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi.
“Nhìn chung việc thiếu ngủ tích tụ dần theo ngày tháng sẽ đều dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Thiếu ngủ tích tục lâu dài tạo thành một khoảng “nợ ngủ” (Sleep dept). Nợ ngủ giống như bạn đang vay giấc ngủ với lãi suất rất cao, mỗi giờ nợ ngủ cần phải có cả đêm ngủ bu lại để phục hồi.” – Bác sĩ Avidan cho biết.
Nguồn gốc của giấc ngủ đa pha đến từ đâu Nhiều tài liệu ghi nhận con người từ khởi thủy vốn là sinh vật có giấc ngủ đa pha. Theo bác sĩ Avidan, nguyên nhân khiến con người thời nguyên thủy có giấc ngủ đa pha có thể là do các tác động từ môi trường sống nhiều hơn là do yếu tố sinh học tự thân của con người. Bằng chứng là ghi nhận ở những người làm việc ca đêm có xu hướng gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn và tuổi thọ ngắn hơn. Ngoài ra có thể thấy các gen quy định về nhịp sinh học cũng quy định cơ thể tiết ra melatonin giúp ngủ ngon vào buổi tối, từ 9h đêm trở đi. |
Nguồn tham khảo
Polyphasic Sleep: Potential Benefits, Risks, If You Should Try It (healthline.com)