Ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA) là một dạng của hội chứng rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ (Sleep-related breathing disorder) – một thuật ngữ chỉ tình trạng thở bất thường trong khi ngủ. Bên cạnh CSA, còn có hai dạng khác của chứng rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ bao gồm:
Ngưng thở khi ngủ trung ương có nguyên nhân từ sự mất kết nối giữa não bộ và các cơ chịu trách nhiệm hô hấp. Kết quả là làm gia tăng số lần giảm thở hoặc ngưng thở trong quá trình ngủ do các các cơ không nỗ lực để kiểm soát hô hấp. Sự gián đoạn nhịp thở này có thể diễn ra rải rác trong đêm hoặc theo các chu kỳ lặp lại.
Mặc dù CSA có đặc điểm là sự ngưng thở khi ngủ, tuy nhiên không phải tất cả mọi sự ngưng thở khi ngủ đều là CSA. Những người không mắc CSA cũng có thể trải qua một số cơn ngưng thở vô hại, thường diễn ra trong những lúc chuyển đổi từ trạng thái ngủ sang trạng thái tỉnh táo hoặc sau khi thở sâu. Những cơn ngưng thở tự nhiên này đều không phải là triệu chứng của CSA.
Ngưng thở khi ngủ trung ương ít phổ biến hơn so với ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA). Dù cả CSA và OSA đều liên quan đến hơi thở bất thường khi ngủ, tuy nhiên nguyên nhân của hai chứng này là hoàn toàn khác nhau. Với OSA, người mắc nỗ lực để thở nhưng đường thở bị tắc nghẽn dẫn đến hiện tượng ngáy và và giấc ngủ bị gián đoạn nhiều lần. OSA thường có các biến chứng như mệt mỏi vào ban ngày, cao huyết áp, lo âu trầm cảm và nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực khác.
Trong khi đó, với chứng CSA, đường thở không bị tắc nghẽn, thay vào đó bộ não và các cơ phụ trách hô hấp bị mất kết nối với nhau trong một khoảng thời gian dẫn đến ngưng, giảm thở. Trong tình huống này, người mắc CSA không cố gắng để thở khi ngủ.
Rất nhiều người mắc chứng ngừng thở khi ngủ trung ương mà không có triệu chứng nào rõ rệt. Họ chỉ biết đến tình trạng của mình khi đến bác sĩ. Các triệu chứng của CSA thường bao gồm giấc ngủ bị gián đoạn, phân mảnh và nồng độ oxy trong máu bất thường. Về cơ bản các triệu chứng nhận ra CSA bao gồm:
Nhiều người mắc CSA khó có thể nhận ra các triệu chứng của mình. Đơn cử rất khó để họ nhận ra được triệu chứng buồn ngủ ban ngày lại có thể bắt nguồn từ sự ngừng thở vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu có một số dấu hiệu nào đó sau đây, bạn có thể nên cân nhắc đi gặp bác sĩ:
CSA và OSA đều có thể khiến người mắc mệt mỏi vào ban ngày, tăng nguy cơ mắc lỗi và tai nạn trong đời sống và công việc.
Có nhiều loại ngưng thở khi ngủ trung ương, có thể là dạng nguyên phát, do chính tự thân nó, hoặc thứ phát hoặc do một nguyên nhân khác. Ở người lớn, CSA nguyên phát là vô căn, không có nguyên nhân rõ ràng hoặc không thể xác định được. CSA nguyên phát rất hiếm gặp.
Trong khi đó, các dạng khác của CSA thường liên quan đến một nguyên nhân cơ bản nào đó đã xác định được. Các dạng CSA này được phân biệt dựa trên nguyên nhân hoặc đặc điểm của chúng.
Ngưng thở khi ngủ trung ương với nhịp thở Cheyne-Stokes: đây là dạng phổ biến nhất của CSA, thường được phát hiện ở những người có vấn đề về tim. Dạng CSA này thì khác biệt với các dạng khác đặc trưng bởi sự luân phiên giữa các nhịp thở nhịp thở nông - thở sâu – thở nông - ngừng thở một khoảng ngắn và lặp lại theo chu kỳ.
Ngưng thở khi ngủ trung ương không có nhịp thở Cheyne-Stokes: dạng CSA này thường có nguyên nhân do tổn thương cuống não do chấn thương hoặc bệnh tật. Đây cũng là một dạng CSA hiếm gặp.
Ngưng thở khi ngủ trung ương do sử dụng thuốc men hoặc một loại chất nào đó làm giảm khả năng của não trong việc khởi xướng và điều hòa hơi thở. Trong đó đặc biệt là một số loại chất gây nghiện như methadone.
Ngưng thở khi ngủ trung ương ở độ cao lớn: xảy ra với cả những người khỏe mạnh ở những vị trí có độ cao lớn từ 8000 feet (hơn 2400m) trở lên, nơi không khí loãng, ít oxy khiến hơi thở của một người nhanh và sâu hơn và có thể tạm ngừng thở trong khi ngủ.
Ngưng thở khi ngủ trung ương trong quá trình điều trị: với một số người, CSA có thể phát triển trong quá trình áp dụng phương pháp áp lực đường thở dương (PAP) để điều trị OSA. Ước tính có khoảng 5-15% người đang được áp dụng PAP xuất hiện loại CSA này trong quá trình thực hiện nghiên cứu giấc ngủ. Trong phần lớn các trường hợp, chúng tự khỏi mà không cần điều trị.
Tuổi tác: CSA thường xảy ra nhiều hơn ở người trên 65 tuổi. Càng lớn tuổi nguy cơ mắc càng cao. Nguyên nhân có thể đến từ việc người cao tuổi đồng thời gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác như: nhịp tim không đều, suy tim, các bệnh về não và mạch máu.
Giới tính: nam giới có nguy cơ cao hơn mắc CSA. Điều này có thể là do tác động của testosterone.
Tình trạng sức khỏe: các vấn đề sức khỏe gặp phải có thể gây nguy cơ cao mắc CSA như suy tim, đột quỵ, suy thận, rung tâm nhĩ, sản xuất hormone tăng trưởng quá mức cũng như chấn thương tủy sống và một số rối loạn chuyển hóa.
Sử dụng thuốc men: Sử dụng thuốc men, các chất gây nghiện có thể làm tăng nguy cơ CSA như opioid, benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, cũng như một số thuốc giãn cơ và thuốc kháng tiểu cầu.
Nguồn tham khảo
Central Sleep Apnea: Symptoms, Causes, and Treatments | Sleep Foundation