Ngưng thở khi ngủ nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngưng thở khi ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến mực độ oxy trong cơ thể.
Bài cùng thể loại

Biến chứng của ngưng thở khi ngủ

Ngừng thở khi ngủ có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe như sau:

  • Tai nạn giao thông do buồn ngủ khi lái xe
  • Các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, đột quỵ, suy tim, bệnh tim và rối loạn nhịp tim.
  • Rối loạn chuyển hóa bao gồm tiểu đường type 2, gan nhiễm mỡ
  • Tăng huyết áp động mạch phổi, suy tim.
  • Trí nhớ suy giảm, khó tập trung.
  • Rối loạn tâm trang, khó chịu, cau có hoặc trầm cảm.
  • Biến chứng liên quan đến gây mê khi phẫu thuật.

Trong chứng ngưng thở khi ngủ trung ương, các biến chứng có thể xảy ra phụ thuộc phần lớn vào vấn đề bệnh lý nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

Buồn ngủ ban ngày quá mức có thể dẫn đến nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Ngưng thở khi ngủ và trẻ em

Mặc dù không phổ biến như người lớn nhưng trẻ em cũng có thể bị ngưng thở khi ngủ. So với người lớn, trẻ em mắc ngưng thở khi ngủ thường không ngủ ngày quá nhiều, thay vào đó lại có những biểu hiện như hiếu động thái quá, khó tập trung trong học tập và các bất thường về hành vi.

Trẻ em mắc ngưng thở khi ngủ cũng ngáy như người lớn, bên cạnh đó, chúng còn có thể đổ mồ hôi, đái dầm hoặc mộng du. Trẻ em mắc OSA nặng mà không được điều trị có thể ảnh hưởng tiêu cực trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. .

Với một số trẻ em mắc chứng OSA có nguyên nhân do quá phát amydal, bác sỹ có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn này. .

Chẩn đoán ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ cần được chuyên gia y tế chẩn đoán, theo quá trình gồm nhiều bước. Từ kiểm tra tiền sử bệnh lý, khám tổng quát sức khỏe cho đến đo đa ký giấc ngủ.

Việc chẩn đoán ngưng thở khi ngủ thường bắt đầu bằng việc thăm khám tổng quát sức khỏe cũng như điểm qua các triệu chứng. Bước này nhằm dò tìm các dấu hiệu của ngưng thở khi ngủ cũng như các yếu tố nguy cơ có thể góp phần vào tình trạng này. Mặc dù xét nghiệm là cần thiết, tuy nhiên việc phát hiện các dấu hiệu của triệu chứng cũng sẽ góp phần vào việc chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Phương pháp phổ biến được sử dụng để chẩn đoán chính xác tình trạng ngưng thở khi ngủ hiện nay được áp dụng rộng rãi là phương pháp đo đa ký giấc ngủ, được tiến hành suốt quá trình ngủ đêm tại phòng nghiên cứu giấc ngủ tại cơ sở y tế hoặc tại nhà.

Trong quá trình đo đa ký giấc ngủ, nhiều cảm biến được sử dụng để dò tìm và ghi nhận dòng khí thở, nồng độ oxy, sự tỉnh giấc, sự chuyển động của các cơ bắp, các giai đoạn giấc ngủ và các khía cạnh khác của giấc ngủ.

Quá trình đo đa ký giấc ngủ có thể xác định hơi thở có bất thường hay không và phân biệt giữa hai chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (Obstructive sleep apnea - OSA) và ngưng thở khi ngủ trung ương (Central sleep apnea - CSA). Để chấn đoán OSA, người mắc có thể phải đến phòng khám để đo đa ký giấc ngủ từ 1-2 lần.

Ngoài ra người mắc OSA tự kiểm tra và xét nghiệm tại nhà thông qua một thiết bị chuyên dụng. Tuy có thuận tiện hơn việc phải đến phòng khám, nhưng người bệnh không thể tự phiên giải kết quả mà phải nhờ sự chẩn đoán và kết luận của chuyên gia y tế. Phương pháp xét nghiệm tại nhà không áp dụng đới với chiứng ngưng thở trung ương (CSA).

Đo đa ký giấc ngủ là phương pháp chẩn đoán phổ biến với các chứng ngưng thở khi ngủ

Điều trị ngưng thở khi ngủ

Việc điều trị ngưng thở khi ngủ hướng đến mục tiêu làm giảm sự gián đoạn hơi thở và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hướng tiếp cận điều trị đối với OSA khác biệt với CSA.

Điều trị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Phương pháp phổ biến được sử dụng để điều trị với hầu hết người mắc OSA là sử dụng phương pháp Áp lực đường thở dương (Positive airway pressure – PAP). Phương pháp Áp lực đường thở dương (PAP) giúp giữ cho đường thở rộng mở thông qua việc bơm không khí có áp suất từ máy qua ống mềm và mặt nạ đeo trên mặt.

Phổ biến nhất của phương pháp PAP là sử dụng máy Áp lực đường thở dương liên tục (continuous positive airway pressure - CPAP). Thiết bị này truyền một dòng không khí được cài đặt cùng một áp suất. PAP còn có 2 loại thiết bị khác là áp lực đường thở dương hai cấp độ (BPAP) và áp lực đường thở dương tự động chuẩn độ (APAP), cung cấp các luồng khí với các áp suất khác nhau.

Một số  người mắc OSA ít nghiêm trọng hơn và có một số đặc điểm giải phẫu riêng biệt có thể lựa chọn điều trị bằng các thiết bị, ống ngậm giúp giữ cho lưỡi và hàm ở vị trí phù hợp. Các thiết bị này không giúp cải thiện hô hấp như PAP nhưng có thể giúp giảm ngáy. Các thiết bị ngậm này còn có thể được lựa chọn để thay thế PAP nếu người mắc cảm thấy khó chịu khi sử dụng PAP.

Một phương pháp khác là giải phẫu loại bỏ các mô quanh cổ họng, để mở rộng đường thở, nếu các mô này cản trở đường thở. Bên cạnh đó, OSA còn có thể được điều trị bằng phẫu thuật cấy ghép thiết bị để kích thích dây thần kinh giúp kiểm soát nhịp thở.

Ngoài ra nhiều phương pháp khác cũng được khuyến khích thực hiện để điều trị OSA bao gồm cả việc thay đổi lối sóng như:

  • Giảm cân
  • Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm triệu chứng OSA.
  • Thay đổi tư thế ngủ và tránh nằm ngửa khi ngủ
  • Tránh dùng thức uống có cồn.

Điều trị ngưng thở trung ương

Việc điều trị CSA thường nhắm đến việc giải quyết các vấn đề sức khỏe đã gây ra nhịp thở bất thường. Nếu tình trạng nhẹ, chỉ cần điều trị đối với các nguyên nhân tiềm ẩn đã gây ra CSA là đủ.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng ghi nhận là nghiêm trọng và dai dẳng, cần áp dụng các phương pháp bổ sung để cải thiện đường thở song song cùng quá trình điều trị các nguyên nhân gốc gây ra CSA. Đó có thể là phương pháp sử dụng các thiết bị PAP giữ nhịp thở ổn định, phương pháp cung cấp oxy bổ sung hoặc sử dụng thuốc để tăng tốc độ thở của người đang điều trị.

Sử dụng các máy áp lực đường thở dương liên tục trong điều trị ngưng thở khi ngủ

Sống chung với ngưng thở khi ngủ.

Để sống chung với chứng ngưng thở khi ngủ, cần thực hiện một số nguyên tắc sau:

  • Giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ điều trị, qua đó người mắc có thể kịp thời báo cáo những triệu chứng đang diễn ra, các khó khăn trong quá trình điều trị để có thể điều chỉnh kế hoạch điều trị hợp lý.
  • Vệ sinh, bảo quản đúng cách các thiết bị điều trị như các máy PAP hoặc các ống ngậm sẽ giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị.
  • Tránh các hoạt động có nguy cơ gây nguy hiểm cao, đặc biệt khi bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày như lái xe hoặc điều khiển máy móc.
  • Cân nhắc thay đổi tư thế ngủ: tránh ngủ nằm ngửa có thể giúp làm giảm một số triệu chứng của OSA.
  • Hạn chế tối đa thức uống có cồn: với nhiều người mắc OSA, thậm chí uống rượu bia vào ban ngày cũng có thể làm trầm trọng thêm sự hô hấp vào ban đêm.
  • Thông báo cho các bác sĩ khi điều trị các chứng bệnh khác: người mắc nên thông báo cho các bác sĩ mới về tình trạng ngưng thở khi ngủ mà mình mắc phải khi tiến hành những điều trị khác, đặc biệt là khi phải dùng các loại thuốc hoặc phẫu thuật.

Theo Sleep Foundation

Nguồn tham khảo

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em
Rối loạn ngưng thở khi ngủ khá phổ biến với ước đoán khoảng 1 tỷ người mắc trên toàn thế giới. Ở trẻ em, tỷ lệ mắc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn khoảng từ 1-5% ở tất cả các độ tuổi từ giai đoạn trẻ sơ sinh cho đến tuổi thiếu niên. Trong đó, phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 2-6 tuổi.

Ngưng thở khi ngủ và tình dục
Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán hoặc đang điều trị ngưng thở khi ngủ tỏ ra lo lắng về khả năng tình dục của mình. Liệu rối loạn ngưng thở khi ngủ có khả năng tác động đến hoạt động tình dục của người mắc hay không? Dưới đây là một số lời giải đáp.

Ngưng thở khi ngủ: mối nguy thầm lặng với lái xe.
Đối với một số người vận hành máy móc hoặc lái xe, vấn đề buồn ngủ khi vận hành những thiết bị như vậy, cực kỳ nguy hiểm, tài xế có thể gây ra tai nạn; công nhân vận hành máy móc thì tai nạn lao động xảy ra do tình trạng buồn ngủ.

Béo phì và ngưng thở khi ngủ
Thừa cân, béo phì và ngưng thở khi ngủ có mối quan hệ qua lại khá phức tạp. Thừa cân không những có thể gây ra ngưng thở khi ngủ mà còn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và các tác động bất lợi cho sức khỏe

Ngưng thở khi ngủ và tiểu đêm
Với hầu hết mọi người, tiểu đêm thường xuyên là một cảm giác rất khó chịu và làm suy giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ. Nhiều bằng chứng cho thấy rối loạn ngưng thở khi ngủ thường tồn tại chung với tiểu đêm và có tác động qua lại lẫn nhau.

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ: nguy hiểm nhưng ít ai hay
Trên toàn thế giới, chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ tác động đến khoảng 1 tỷ người trưởng thành nhưng ít ai biết do nó xảy ra trong lúc ngủ và phải mất rất nhiều thời gian để người mắc phải nhận ra và chữa trị.

Ngưng thở khi ngủ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Rối loạn ngưng thở khi ngủ có liên quan đến rất nhiều biến chứng, trong đó đặc biệt là các biến chứng về tim mạch như: bệnh tim mạch vành, suy tim, đột quỵ và nhịp tim không đều.

Ngưng thở khi ngủ và tai nạn giao thông
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn ngủ ban ngày quá mức, cùng với đó là suy yếu khả năng nhận thức, từ đó làm suy giảm khả năng lái xe an toàn.

Ngưng thở khi ngủ trung ương: Chẩn đoán và điều trị
Khi có một số dấu hiệu nghi ngờ là ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA), bạn cần đến gặp các chuyên gia y tế để chẩn đoán. Nếu xác định mắc CSA, có nhiều phương pháp để điều trị phù hợp với hoàn cảnh, nhu cầu và mức độ nặng nhẹ của từng người.

Ngưng thở khi ngủ trung ương: phân loại và triệu chứng
Hội chứng ngưng thở khi ngủ trung ương (Central sleep apnea - CSA) là một dạng rối loạn tác động đến hơi thở trong khi ngủ. Nếu không được điều trị, CSA có thể làm gián đoạn giấc ngủ bình thường và dẫn đến các cơn buồn ngủ ban ngày quá mức, suy giảm trí nhớ, khả năng suy nghĩ cũng như tăng nguy cơ mắc lỗi và gây ra tai nạn. Tại Mỹ, ước tính có khoảng 0,9% người trên 40 tuổi bị ảnh hưởng do chứng CSA.

Chỉ số AHI là gì?
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ do tắc nghẽn và đi khám bệnh, bác sĩ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm hoặc đo đa ký giấc ngủ để chẩn đoán bệnh. Trong kết quả đo đa ký giấc ngủ hoặc đa ký hô hấp chẩn đoán sẽ có một thông số chỉ số gọi là AHI. Bạn có thể sẽ thắc mắc AHI là gì?

Ngưng thở khi ngủ là gì?
Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, đặc trưng bởi hơi thở bất thường trong quá trình ngủ.

Ngưng thở khi ngủ và các bệnh đồng mắc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan cũng như một số tác động qua lại giữa chứng ngưng thở khi ngủ và môt số bệnh đồng mắc như: béo phì, tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và hen suyễn.
Xem nhiều
Bản quyền © 2024 Bác sĩ giấc ngủ