Ngưng thở khi ngủ (Sleep apnea) là một chứng rối loạn giấc ngủ mà trong đó một người liên tục ngừng thở trong khi ngủ. Đường thở bị thu hẹp hoặc bị chặn lại sẽ hạn chế không khí đi vào phổi, thường khiến một người ngáy to hoặc thở hổn hển.
Chứng ngưng thở khi ngủ được phân loại ra thành nhiều loại, trong đó có 2 chứng khá phổ biến là Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (Obstructive Sleep Apnea – OSA) và ngưng thở khi ngủ trung ương (Central sleep apnea - CSA).
Khi một người mắc chứng OSA rơi vào giấc ngủ là lúc đường thở của họ bị hẹp lại hoặc thậm chí đóng kín hoàn toàn, biểu hiện bằng nhịp thở bất thường khi ngủ, ngừng thở hoặc giảm thở trong thời gian khoảng dưới 10 giây. OSA thường gây ra ngáy và làm giảm O2 và tăng CO2 trong máu dẫn đến gián đọan giấc ngủ bình thường của người mắc phải.
Trong khi đó, CSA là tình trạng ngừng thở xảy ra do sự mất liên lạc giữa não và các cơ liên quan đến hô hấp.
Ngưng thờ khi ngủ và huyết áp
Trong hai loại ngưng thở khi ngủ, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn OSA có liên quan đến huyết áp cao. Trong khi đó, ngưng thở khi ngủ trung ương CSA không phải là nguyên nhân gây tăng huyết áp, nhưng qua thống kê cho thấy CSA phát triển ở 30 đến 50% số người bị suy tim.
OSA ảnh hưởng đến 30 đến 40% số người bị tăng huyết áp. Trong số những người được chẩn đoán mắc OSA, người ta ước tính có khoảng một nửa cũng bị huyết áp cao.
Cơ chế của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn làm máu thiếu oxy. Điều này kích thích mạnh hệ thần kinh giao cảm, nơi chịu trách nhiệm phản ứng với các tình huống căng thẳng hoặc nguy hiểm: chiến đấu hoặc bỏ cuộc.
Trong tình huống này, hệ thần kinh giao cảm sẽ kích thích hệ thống tim mạch co bóp nhiều hơn để qua đó giúp tăng mức oxy trong máu, tăng cường trao đổi chất, qua đó làm tăng huyết áp của người mắc OSA. Tình trạng này về lâu dài, làm tăng huyết tăng ngay cả trong khi thức – lúc không bị ngưng thở.
Ngưng thở khi ngủ và bệnh tim
Theo uớc tính những bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường) cao gấp 2-4 lần so với những người không mắc bệnh này. Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ suy tim lên 140% và nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành lên 30%.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn OSA còn làm thay đổi áp suất trong lồng ngực qua những lần cố gắng hít vào không thành công. Về lâu dài sự thay đổi áp suất lặp lại nhiều lần diễn ra thường xuyên được cho là có thể làm tổn thương đến tim, rung tâm nhĩ, các vấn đề về lưu lượng máu và thậm chí có thể suy tim.
Trong khi đó, ngưng thở khi ngủ còn có thể tạo thành chứng căng thẳng oxy hóa (Oxidative Stress). Sau mỗi lần ngừng thở ngắn khiến máu thiếu oxy, người mắc chứng ngưng thở khi ngủ cố hít vào trở lại và đưa lại một lượng oxy cần thiết trở lại vào máu và các mô. Sự thay đổi liên tục nồng độ oxy diễn ra thường xuyên tạo thành chứng căng thẳng oxy hóa, có thể làm viêm toàn thân và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Ngưng thở khi ngủ và đột quỵ
Thống kê cho thấy có khoảng 20 - 40% các cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra vào ban đêm, thường xảy ra ngay khi bắt đầu ngủ. Một phần nhỏ của những cơn đột quỵ này - đột quỵ không rõ nguồn gốc - có liên quan đến chứng rối loạn nhịp thở khi ngủ. Rối loạn nhịp thở khi ngủ bị nghi ngờ là có liên quan đến 50 đến 70% các ca đột quỵ xảy ra vào ban đêm.
Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến não của bạn bị gián đoạn. Để có thể chỉ ra cơ chế tác động của ngưng thở khi ngủ đối với đột quỵ hiện vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu và các bằng chứng khoa học. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng một số yếu tố của ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ như:
Ngưng thở khi ngủ và béo phì
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác động qua lại giữa hội chứng ngưng thở do tắc nghẽn khi ngủ OSA và bệnh béo phì. Theo đó, béo phì là một nguy cơ chủ yếu gây ra OSA. Béo phì làm sản sinh và tích tụ một lượng lớn mô mỡ ở thành đường hô hấp trên như cổ họng, hầu họng và lưỡi làm đường thở bị thu hẹp lại và dễ dàng bị xẹp lai khi ngủ, gây gián đoạn hơi thở. Ngoài ra béo phì quanh vùng bụng làm thay đổi nhịp thở, ảnh hưởng đến đường kính của đường thở.
Ở chiều ngược lại, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn OSA lại có thể gây ra bệnh béo phì và một số bệnh liên quan đến chuyển hóa tim mạch. Đơn cử, OSA có thể làm bạn tăng cân do sự mất cân bằng hormone kiểm soát cơn đói và quá trình trao đổi chất, đồng thời cũng làm giảm động lực tập thể dục của người mắc. Quá trình này làm bạn có nhu cầu thèm ăn nhiều hơn trong khi lại giảm quá trình tiêu hao năng lượng, đốt cháy chất béo.
Ngưng thở khi ngủ và hen suyễn
Hen suyễn là một tình trạng phổi mãn tính, trong đó đường thở của bạn có thể bị thu hẹp và bị viêm, khiến bạn khó thở. Bệnh hen suyễn thường bắt đầu từ thời thơ ấu và ảnh hưởng đến hàng triệu người ở mọi lứa tuổi.
Những người mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn. Đặc biệt, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nếu không được điều trị có thể làm nặng thêm các triệu chứng hen suyễn.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và bệnh hen suyễn đều có thể có tác động tiêu cực lẫn nhau. Các triệu chứng OSA của bạn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn của bạn và ngược lại.
Thực tế, hiện nay mối liên hệ chính xác giữa chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh hen suyễn chưa được nghiên cứu đầy đủ, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng một số yếu tố có ảnh hưởng đến tác động qua lại lẫn nhau giữa hai chứng bệnh này như: tim bạn đập nhanh hơn khi bạn khó thở, co thắt ống phế quản do nồng độ oxy trong máu thấp, tiết hormone bất thường vào ban đêm.
Theo Sleepfoundtion, Sleepcenter, Sleepheathfoundation
Nguồn thao khảo
https://www.sleepfoundation.org/sleep-apnea/sleep-apnea-linked-heart-disease
https://www.sleephealthfoundation.org.au/sleep-topics/obesity-and-sleep
https://sleepcenterinfo.com/blog/sleep-apnea-and-stroke-risk/