Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ, xảy ra một người bị ngưng thở tạm thời những khoảng ngắn. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) xảy ra phổ biến nhất, diễn ra khi đường thở của một người bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn hoàn toàn trong lúc ngủ. Các triệu chứng thường gặp của ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là ngáy, đau đầu buổi sáng, mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày, khó ghi nhớ, tập trung và tiểu đêm.
Mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và tiểu đêm cho đến nay vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy việc điều trị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn lại giúp làm giảm tiểu đêm, do đó nhiều ý kiến cho rằng chính OSA là một trong những nguyên nhân chính đã gây ra tiểu đêm.
Một số nhà nghiên cứu đã đặt ra một số khả năng mà OSA có thể gây ra tiểu đêm như OSA gây căng thẳng cho bàng quang khi làm giảm nồng độ Oxy trong máu và giải phóng các hormone làm tăng khả năng sản xuất nước tiểu.
Theo thống kê, tiểu đêm diễn ra ở hơn phân nửa số người mắc OSA. Do tính phổ biến của hiện tượng tiểu đêm và OSA, nhiều chuyên gia khuyến cáo các bác sĩ nên hỏi bệnh nhân xem có tiểu đêm không khi sàng lọc về chứng ngưng thở khi ngủ. Nhiều người không khai báo với bác sĩ về tình trạng tiểu đêm có thể vì họ ngại ngùng hoặc đơn giản là họ cho rằng tiểu đêm là bình thường.
Khi một người đi tiểu đêm nhiều lần không có nghĩa là họ mắc rối loạn ngưng thở khi ngủ nào đó. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu đêm như:
Trẻ mắc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể tiểu đêm thường xuyên hoặc đái dầm. Đái dầm là một dấu hiệu ít được nhận biết hơn so với các dấu hiệu còn lại của ngưng thở khi ngủ. Khoảng 33% trẻ em mắc OSA có hiện tượng đái dầm, trong khi với trẻ không mắc OSA, tỷ lệ này là chỉ 15%.
Theo các chuyên gia, OSA có thể gây đái dầm ở trẻ do sự gia tăng các tác nhân như:
Trẻ mắc OSA có thể do sưng vòm họng hoặc amidan. Phẫu thuật thường được chỉ định trong các trường hợp này với những trẻ đã trên 2 tuổi. Dù có một số ngoại lệ, nhưng thống kê cho thấy sau phẫu thuật, khoảng hơn 60% trẻ đã dứt điểm được chứng đái dầm.
Nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ và tiểu đêm đều gia tăng dần theo tuổi tác. Trong số những người mắc OSA, những người lớn tuổi thường bị tiểu đêm nhiều hơn những người trẻ.
Tiểu đêm ở những người mắc OSA cũng khác nhau theo giới tính. Phụ nữ và những người giới tính nữ ở thời điểm sinh ra có xu hướng mắc cả OSA lẫn tiểu đêm sau thời kỳ mãn kinh. Nhiều chuyên gia cho rằng sự thay đổi hormone đóng vai trò quan trọng gây ra các rối loạn này, tuy nhiên hiện vẫn cần nhiều hơn các dữ liệu khoa học để khẳng định cho quan điểm này.
Một số thay đổi về lối sống có thể giúp giảm chứng tiểu đêm ở người lớn. Ngoài ra cũng có một số mẹo có thể giúp hạn chế tiểu đêm như:
Bạn cần gặp bác sĩ nếu bạn phải thức đêm nhiều lần để đi tiểu trong nhiều ngày liên tục, cảm thấy khó chịu khi thức dậy hoặc khó chịu khi đi tiểu.
Dù chưa được khẳng định chắc chắn, ngưng thở khi ngủ và tiểu đêm thường có có mối liên quan với nhau khá phổ biến. Bạn cũng nên đến bác sĩ nếu có các triệu chứng của ngưng thở khi ngủ như đau đầu buổi sáng, ngáy, thay đổi cảm xúc, khó tập trung, ngưng thở những khoảng ngắn khi ngủ.
Một số loại thuốc có thể giúp điều trị tiểu đêm như:
Quản lý chứng tiểu đêm ở trẻ em ra sao?
Với trẻ em, các phương pháp được áp dụng hoàng toàn khác biệt người lớn. Một số cách có thể giúp quản lý tiểu đêm và đái dầm ở trẻ có thể thực hiện như:
Nguồn bài viết