Nếu bạn nghi ngờ mình mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ do tắc nghẽn và đi khám bệnh, bác sĩ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm hoặc đo đa ký giấc ngủ để chẩn đoán bệnh. Trong kết quả đo đa ký giấc ngủ hoặc đa ký hô hấp chẩn đoán sẽ có một thông số chỉ số gọi là AHI. Bạn có thể sẽ thắc mắc AHI là gì?
Bài cùng thể loại

Chỉ số AHI được viết tắt từ cụm từ Apnea-hypopnea index được dịch là “Chỉ số ngưng thở - giảm thở”. Đây là chỉ số được dùng để chẩn đoán chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (Obstructive sleep apnea - OSA).

Đây là chỉ số được sử dụng để xác định một người có mắc ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA) hay không cũng như xác định mức độ trầm trọng của OSA.

Ngưng thở (apnea) là do đường hô hấp trên (vùng hầu họng) bị tắc hoàn toàn hoặc hẹp 90% so với bình thường trong ít nhất 10 giây. Giảm thở (hypopnea) là do đường hô hấp trên bị hẹp một phần (ít nhất 30% so với bình thường) trong ít nhất 10 giây. Cả ngưng thở và giảm thở đều gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và gây ra những nguy cơ cho tim mạch và các cơ quan khác trong cơ thể.  

Chỉ số AHI giúp chẩn đoán mức độ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Để chẩn đoán ngưng thở trung ương (do hệ thần kinh trung ương không điều khiển hệ hô hấp hoạt động) thì có chỉ số ngưng thở trung ương khi ngủ - CAHI (Central apnea-hypopnea index).

Hình ảnh mô tả giảm thở và ngưng thở. Hyponea: giảm luồng hơi thở ít nhất 30%; Apnea: giảm luồng hơi thở ít nhất 90% trong ít nhất 10 giây.

Chỉ số AHI chỉ ra điều gì?

Chỉ số AHI của một người thể hiện số lần ngưng thở/giảm thở trong mỗi giờ ngủ. AHI bằng tổng số lần ngưng thở/ giảm thở chia cho tổng số giờ ngủ. Mỗi lần ngưng thở/giảm thở phải diễn ra trong ít nhất 10 giây thì mới được tính là một lần ngưng, giảm thở.

Chỉ số AHI được xác định thông qua xét nghiệm đo giấc ngủ, phổ biến là đo đa ký giấc ngủ hoặc đa ký hô hấp. Đa ký giấc ngủ giúp ghi nhận sóng não, độ bão hòa oxy máu (SpO2), điện tim, cử động chân và luồng hơi thở qua mũi miệng khi ngủ. Đa ký hô hấp chỉ theo dõi được luồng hơi thở qua mũi cùng với độ bão hòa oxy máu và nhịp tim. Các xét nghiệm này chủ yếu được thực hiện tại các phòng đo giấc ngủ, một số được thực hiện tại nhà.

Bên cạnh chỉ số AHI để chẩn đoán, một số chỉ số khác còn giúp đánh giá mức độ trầm trọng của OSA. Điển hình như chỉ số giảm bão hòa oxy máu (Oxygen desaturation index - ODI) ghi nhận số lần giảm bão hòa oxy máu 3% so với bình thường trong 1 giờ. Một chỉ số quan trọng khác, đặc biệt với trẻ em, là số liệu về nồng độ CO2 trong máu. Nồng độ CO2 máu cao có thể do việc hít thở kém hơn so với bình thường gặp trong một số bệnh như COPD hay béo phì, ngay cả khi đường thở không tắc hoàn toàn.

Ý nghĩa của chỉ số AHI đối với người lớn và trẻ em.

Với người lớn chỉ số AHI được chia thành 3 loại khác nhau tương ứng với 3 mức độ mắc OSA, bao gồm:

  • Mức độ nhẹ: Mức độ nhẹ:  AHI lớn hơn hoặc bằng 5 và nhỏ hơn 15 trong mỗi giờ.
  • Mức độ trung bình: AHI từ 15 lần trở lên cho tới dưới 30 lần mỗi giờ ngủ.
  • Mức độ nặng: từ 30 lần trở lên mỗi giờ ngủ.

Trong khi AHI = 5  ở người lớn là mức ngưỡng tối thiểu để xác định có mắc OSA hay không thì với trẻ em, chỉ số AHI chỉ cần 1 trở lên là đủ để chẩn đoán OSA. Trẻ em thở nhanh hơn người lớn để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất nhanh hơn cũng như do đặc điểm thể tích phổi của trẻ em nhỏ hơn người lớn.

Phân loại trầm trọng của OSA ở trẻ em được phân ra thành 3 mức độ, bao gồm:

  • Mức độ nhẹ: chỉ số AHI từ 1 đến 5 mỗi giờ ngủ.
  • Mức độ trung bình: AHI từ 6 – 10 mỗi giờ ngủ.
  • Mức độ nặng: AHI từ 10 trở lên mỗi giờ ngủ.

Chỉ số AHI được ghi nhận trong quá trình đo đa ký giấc ngủ 

 

Những hạn chế của chỉ số AHI

Mặt dù chỉ số AHI có thể giúp chẩn đoán OSA, tuy nhiên nó không thể tính hết tất cả các yếu tố tác động đến mức độ trầm trọng của OSA hoặc các yếu tố khác có thể giúp nhận diện OSA. Ví dụ nó không phản ánh ngưng-giảm thở theo tư thế và theo giai đoạn giấc ngủ cũng như thời gian ngưng-giảm thở dài ngắn khác nhau.

Chỉ số AHI không đồng nhất khi đánh giá chứng giảm thở

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng tiêu chuẩn để định nghĩa chứng ngưng thở là khi luồng không khí khi hít thở bị giảm đến 90%. Trong khi đó, chứng giảm thở lại có nhiều định nghĩa hơn và hiện không có thước đo nào làm tiêu chuẩn. Đánh giá chứng giảm thở mang tính chủ quan nhiều hơn.

Giảm thở được định nghĩa là giảm ít nhất 30% lưu lượng luồng hơi thở qua mũi trong ít nhất 10 giây kèm với giảm bão hòa oxy máu 3% hoặc 4% (tùy tiêu chuẩn khác nhau) hoặc kèm vi thức giấc. Không có một chuẩn cố định và do đó, từ các định nghĩa giảm thở khác nhau dẫn đến các chỉ số AHI cũng khác nhau.

Chỉ số AHI chỉ đo được các biến cố liên quan đến đường thở

AHI chỉ đo được mức độ thường xuyên mà bạn trải qua các cơn ngừng thở trong khi ngủ. Nó không chỉ ra được nhiều yếu tố liên quan khá quan trọng khác có thể giúp nhận diện được mức độ năng nhẹ của OSA mà một người mắc phải. Đơn cử như AHI không thể chỉ ra được bằng cách nào mà việc ngừng thở có thể tác động đến độ bão hòa oxy trong máu.

AHI cũng không thể chỉ ra sự ngưng-giảm thở sẽ kéo dài trong bao lâu. Cơ chế của AHI chỉ ghi nhận mỗi đợt ngưng-giảm thở ít nhất 10 giây và không phân biệt giữa 10 giây và 30 giây, trong khi cả 2 trường hợp đều được tính là một lần ngưng-giảm thở. Thưc tế, một người bị ngưng thở trong 30 giây có thể gặp nhiều hậu quả hơn một người chỉ ngưng thở trong 10 giây.

AHI thể hiện số lượng trung bình trong toàn giấc ngủ đêm nên nó không thể cho thấy được về kiểu thở trong từng giờ, hoặc mối liên hệ giữa tư thế ngủ và các lần ngưng-giảm thở. Ngoài ra, AHI chủ yếu được đo tại các phòng đo giấc ngủ của các cơ sở y tế, nên khả năng nó cũng không chính xác với những người có chỉ số AHI thay đổi khác nhau qua từng đêm.

Các nhược điểm của chỉ số AHI có thể tác động đến quá trình và kết quả điều trị. Nếu bác sĩ chỉ sử dụng duy nhất chỉ số AHI để đưa ra phương pháp điều trị, họ có thể sẽ bỏ qua nhiều khía cạnh khác liên quan đến tiền sử bệnh tật và các triệu chứng liên quan.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận để tìm ra cách tốt nhất nhằm kết hợp nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán, trong đó có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố như buồn ngủ ban ngày quá mức, độ bão hòa oxy trong máu, huyết áp để có thể vẽ lên bức tranh đầy đủ về OSA.

 

Nguồn tham khảo

Understanding the Apnea-Hypopnea Index (AHI) | Sleep Foundation

Apnea Hypopnea Index (AHI): Results, Treatment, and Related Testing (webmd.com)

Understanding the Results | Sleep Medicine (harvard.edu)

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em
Rối loạn ngưng thở khi ngủ khá phổ biến với ước đoán khoảng 1 tỷ người mắc trên toàn thế giới. Ở trẻ em, tỷ lệ mắc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn khoảng từ 1-5% ở tất cả các độ tuổi từ giai đoạn trẻ sơ sinh cho đến tuổi thiếu niên. Trong đó, phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 2-6 tuổi.

Ngưng thở khi ngủ và tình dục
Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán hoặc đang điều trị ngưng thở khi ngủ tỏ ra lo lắng về khả năng tình dục của mình. Liệu rối loạn ngưng thở khi ngủ có khả năng tác động đến hoạt động tình dục của người mắc hay không? Dưới đây là một số lời giải đáp.

Ngưng thở khi ngủ: mối nguy thầm lặng với lái xe.
Đối với một số người vận hành máy móc hoặc lái xe, vấn đề buồn ngủ khi vận hành những thiết bị như vậy, cực kỳ nguy hiểm, tài xế có thể gây ra tai nạn; công nhân vận hành máy móc thì tai nạn lao động xảy ra do tình trạng buồn ngủ.

Béo phì và ngưng thở khi ngủ
Thừa cân, béo phì và ngưng thở khi ngủ có mối quan hệ qua lại khá phức tạp. Thừa cân không những có thể gây ra ngưng thở khi ngủ mà còn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và các tác động bất lợi cho sức khỏe

Ngưng thở khi ngủ và tiểu đêm
Với hầu hết mọi người, tiểu đêm thường xuyên là một cảm giác rất khó chịu và làm suy giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ. Nhiều bằng chứng cho thấy rối loạn ngưng thở khi ngủ thường tồn tại chung với tiểu đêm và có tác động qua lại lẫn nhau.

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ: nguy hiểm nhưng ít ai hay
Trên toàn thế giới, chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ tác động đến khoảng 1 tỷ người trưởng thành nhưng ít ai biết do nó xảy ra trong lúc ngủ và phải mất rất nhiều thời gian để người mắc phải nhận ra và chữa trị.

Ngưng thở khi ngủ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Rối loạn ngưng thở khi ngủ có liên quan đến rất nhiều biến chứng, trong đó đặc biệt là các biến chứng về tim mạch như: bệnh tim mạch vành, suy tim, đột quỵ và nhịp tim không đều.

Ngưng thở khi ngủ và tai nạn giao thông
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn ngủ ban ngày quá mức, cùng với đó là suy yếu khả năng nhận thức, từ đó làm suy giảm khả năng lái xe an toàn.

Ngưng thở khi ngủ: biến chứng và điều trị
Ngưng thở khi ngủ nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngưng thở khi ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến mực độ oxy trong cơ thể.

Ngưng thở khi ngủ là gì?
Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, đặc trưng bởi hơi thở bất thường trong quá trình ngủ.

Ngưng thở khi ngủ và các bệnh đồng mắc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan cũng như một số tác động qua lại giữa chứng ngưng thở khi ngủ và môt số bệnh đồng mắc như: béo phì, tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và hen suyễn.
Xem nhiều
Bản quyền © 2024 Bác sĩ giấc ngủ