Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn ngủ ban ngày quá mức, cùng với đó là suy yếu khả năng nhận thức, từ đó làm suy giảm khả năng lái xe an toàn.
Bài cùng thể loại

Nhiều thống kê đã chứng minh khả năng gây tai nạn giao thông có liên quan khá chặt với chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA). Không phải tất cả những người mắc OSA đều có nguy cơ như nhau. Cho đến nay vẫn chưa có cách thức nào để nhận diện được khi nào và bằng cách nào để xác định một bệnh nhân OSA nào đó là có nguy cơ hay không.

Một số quốc gia Châu Âu đã thiết lập một số quy định riêng liên quan đến OSA và chứng buồn ngủ ban ngày quá mức cũng như khả năng được cấp phép hoặc duy trì giấy phép lái xe. Hầu hết các quốc gia đều có những điều luật tổng quát như: “Giấy phép lái xe sẽ không được cấp mới, cấp lại cho những người mắc một chứng rối loạn nào đó… có khả năng làm giảm độ an toàn khi chạy xe trên đường”. Tuy nhiên, các điều luật lại không đề cập cụ thể đến chứng buồn ngủ quá mức hay ngưng thở khi ngủ.

Những quy định tổng quát như vậy khi đi vào thực hiện sẽ rất khác nhau giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, cũng không có đánh giá nào về hiệu quả của những quy định này đến sự hiệu quả trong việc giảm tai nạn liên quanđến buồn ngủ.

 

Buồn ngủ và tai nạn giao thông

Một trong những biểu hiện ban ngày cơ bản của chứng ngưng thở khi ngủ là sự buồn ngủ và giảm sự tỉnh táo. Điều này đóng góp đáng kể vào nguy cơ gây tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông.

Thống kê tại Anh cho thấy khoảng từ 20 -25% các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến buồn ngủ. Một nghiên cứu bằng bảng hỏi với 4.621 nam giới lái xe tại Anh cho thấy 29% trong số họ có lái xe trong tình trạng gần như là ngủ gục trong 12 tháng gần nhất và 9-10% gặp tai nạn có liên quan đến sự mệt mỏi. Trong khi đó tại Mỹ, có khoảng 26% lái xe có điểm trên thang đo Epworth (thang đo buồn ngủ ban ngày) từ 10 trở lên và 2% có mức điểm thậm chí cao hơn 15.

Các tai nạn giao thông liên quan đến giấc ngủ thường diễn ra vào khoảng thời gian sáng sớm hoặc giữa trưa do sự mất phản ứng của tài xế khi buồn ngủ trước tình huống nguy hiểm. Các tai nạn giao thông liên quan đến buồn ngủ vì vậy mà thường là các tai nạn nghiêm trọng, gây tử vong.

Hơn thế, tỷ lệ suýt gây tai nạn cũng khá cao cho thấy những người buồn ngủ khi lái xe hoàn toàn ý thức được nguy cơ sắp xảy ra. Một số nghề nghiệp đặc thù như lái xe tải đường dài có nguy cơ buồn ngủ cao khi lái xe, nguy cơ gây tai nạn cao, đặc biệt là khi họ có các dấu hiện liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ.

Việc đánh giá tác động của buồn ngủ vào nguy cơ gây tai nạn giao thông không hề dễ dàng. Buồn ngủ có thể can thiệp vào những nguyên nhân gây tai nạn khác. Đơn cử như sự tương tác giữa rượu bia và sự buồn ngủ khi lái xe. Đặt tình huống một vụ tại nạn giao thông do một người có nồng độ cồn trong máu điều khiển. Lúc này nguyên nhân tai nạn thường được xác định đơn giản là do rượu bia và do đó vai trò của buồn ngủ không được tính vào nguyên nhân gây tai nạn.

Trong nhiều trường hợp, sự buồn ngủ làm suy yếu khả năng đánh giá tình huống nguy hiểm dẫn đến tăng tốc độ không hợp lý hoặc lái xe thực hiện một hành vi nguy hiểm nào đó như lượm một vật rơi dưới sàn xe. Lúc này nếu tai nạn xảy ra, nguyên nhân tai nạn thường được cho là do lái xe quá tốc độ hay do hành vi không an toàn, chứ không được tính là do buồn ngủ.

Ngưng thở khi ngủ và tai nạn giao thông

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa ngưng thờ khi ngủ và tai nạn giao thông. Một nghiên cứu tại Mỹ năm 1988 cho thấy bệnh nhân ngưng thở khi ngủ có nguy cơ gây tai nạn giao thông cao gấp 7 lần người bình thường. Tỷ lệ tai nạn giao thông trong những người mắc ngưng thở khi ngủ cũng cao hơn 2,6 lần so với tỷ lệ này ở tất cả những người có giấy phép lái xe tại Virginia.

Thêm vào đó, khoảng 24% người mắc ngưng thờ khi ngủ cho biết họ có ngủ quên ít nhất 1 lần mỗi tuần khi đang lái xe. Trong một nghiên cứu với 1.001 nam giới tại Anh, những người thường xuyên ngáy khi ngủ thì có khả năng cao hơn đáng kể gặp một tai nạn giao thông trong lúc lái xe.

Trong nghiên cứu khác đang được tiến hành của dự án The Wisconsin Sleep Cohort (WSC) cho kết quả là những người có chỉ số ngưng giảm thở AHI >15 có nguy cơ mắc tai nạn giao thông cao hơn những người không bị rối loạn hô hấp khi ngủ.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy nguy cơ tai nạn cao hơn với 60 bệnh nhân ngưng thở khi ngủ. Trong khi đó, theo một nghiên cứu ở Tây Ban Nha của Teran-Santos và cộng sự, nguy cơ mắc tai nạn giao thông cao hơn 6,5 lần khi so sánh bệnh nhân có AHI <10 và bệnh nhân có AHI>10.

Ngoài ra người mắc ngưng thở khi ngủ cũng thể hiện kém hơn trên các tình huống giao thông mô phỏng, giả định. Tuy nhiên, đây chỉ là các nghiên cứu trên các tình huống mô phỏng  trên các nhóm nghiên cứu và chưa có nhiều mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu trên các tình huống mô phỏng và nguy cơ ngoài đời thực.

Phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ và tai nạn giao thông

Khía cạnh quan trọng khác trong nghiên cứu về mối liên nệ giữa ngưng thở khi ngủ và tai nạn giao thông là các tác động của các phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ.

Một nghiên cứu của Engleman và các cộng sự với các bệnh nhân ngưng thở khi ngủ đã cho kết quả trước khi điều trị bằng máy trợ thở áp lực dương liên tục (CPAP) họ gặp 0,93 lần sự cố (tai nạn và suýt bị tai nạn) giao thông trên mỗi 16.000km chạy xe. Sau khi sử dụng máy CPAP số lần tai nạn chỉ còn 0,14 lần trên mỗi 16.000km. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra các lợi ích của việc sử dụng phương pháp CPAP trong việc làm giảm tỷ lệ tai nạng giao thông.

Một nghiên cứu mô phỏng lái xe cho thấy hiệu suất lái xe được cải thiện sau 14 ngày tính từ ngày bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất ít các dữ liệu để hiểu quá trình cải thiện khả năng lái xe và quá trình điều trị ngưng thở khi ngủ.

 

Nguồn tham khảo

Sleep apnoea and driving: how can this be dealt with? | European Respiratory Society (ersjournals.com)

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em
Rối loạn ngưng thở khi ngủ khá phổ biến với ước đoán khoảng 1 tỷ người mắc trên toàn thế giới. Ở trẻ em, tỷ lệ mắc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn khoảng từ 1-5% ở tất cả các độ tuổi từ giai đoạn trẻ sơ sinh cho đến tuổi thiếu niên. Trong đó, phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 2-6 tuổi.

Ngưng thở khi ngủ và tình dục
Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán hoặc đang điều trị ngưng thở khi ngủ tỏ ra lo lắng về khả năng tình dục của mình. Liệu rối loạn ngưng thở khi ngủ có khả năng tác động đến hoạt động tình dục của người mắc hay không? Dưới đây là một số lời giải đáp.

Ngưng thở khi ngủ: mối nguy thầm lặng với lái xe.
Đối với một số người vận hành máy móc hoặc lái xe, vấn đề buồn ngủ khi vận hành những thiết bị như vậy, cực kỳ nguy hiểm, tài xế có thể gây ra tai nạn; công nhân vận hành máy móc thì tai nạn lao động xảy ra do tình trạng buồn ngủ.

Béo phì và ngưng thở khi ngủ
Thừa cân, béo phì và ngưng thở khi ngủ có mối quan hệ qua lại khá phức tạp. Thừa cân không những có thể gây ra ngưng thở khi ngủ mà còn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và các tác động bất lợi cho sức khỏe

Ngưng thở khi ngủ và tiểu đêm
Với hầu hết mọi người, tiểu đêm thường xuyên là một cảm giác rất khó chịu và làm suy giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ. Nhiều bằng chứng cho thấy rối loạn ngưng thở khi ngủ thường tồn tại chung với tiểu đêm và có tác động qua lại lẫn nhau.

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ: nguy hiểm nhưng ít ai hay
Trên toàn thế giới, chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ tác động đến khoảng 1 tỷ người trưởng thành nhưng ít ai biết do nó xảy ra trong lúc ngủ và phải mất rất nhiều thời gian để người mắc phải nhận ra và chữa trị.

Ngưng thở khi ngủ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Rối loạn ngưng thở khi ngủ có liên quan đến rất nhiều biến chứng, trong đó đặc biệt là các biến chứng về tim mạch như: bệnh tim mạch vành, suy tim, đột quỵ và nhịp tim không đều.

Chỉ số AHI là gì?
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ do tắc nghẽn và đi khám bệnh, bác sĩ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm hoặc đo đa ký giấc ngủ để chẩn đoán bệnh. Trong kết quả đo đa ký giấc ngủ hoặc đa ký hô hấp chẩn đoán sẽ có một thông số chỉ số gọi là AHI. Bạn có thể sẽ thắc mắc AHI là gì?

Ngưng thở khi ngủ: biến chứng và điều trị
Ngưng thở khi ngủ nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngưng thở khi ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến mực độ oxy trong cơ thể.

Ngưng thở khi ngủ là gì?
Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, đặc trưng bởi hơi thở bất thường trong quá trình ngủ.

Ngưng thở khi ngủ và các bệnh đồng mắc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan cũng như một số tác động qua lại giữa chứng ngưng thở khi ngủ và môt số bệnh đồng mắc như: béo phì, tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và hen suyễn.
Xem nhiều
Bản quyền © 2024 Bác sĩ giấc ngủ